Mục lục

Điểm chơi trong ngày quanh Sài Gòn: “Gò Công – Tiền Giang”

gò công - tiền giang

Thị xã Gò Công có đường Quốc lộ 50 đi qua, nối với thành phố Hồ Chí Minh cách 60 km về phía Bắc, nối với thành phố Mỹ Tho cách 35 km về phía Tây và có các đường tỉnh lộ đi về các thị trấn ven biển cách 15 km về phía Đông. Rạch Gò Công bắt nhánh từ sông Vàm Cỏ, bao quanh phía Bắc thị xã và chảy qua nội thị theo hướng Bắc – Nam nối với các kênh rạch khác đi ra sông Tiền. 

Gò Công là một trong những vùng đất giàu truyền thống lịch sử bậc nhất miền Nam nói chung và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng, là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc với truyền thống đứng lên chống giặc ngoại xâm được nhiều sử sách lưu giữ lại, với những công trình kiến trúc độc đáo vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay…

Là nơi diễn ra trận đánh Rạch Gầm – Xoài Mút, vào năm 1785, trên sông Tiền, quân Tây Sơn cùng nhân dân địa phương dưới sự chỉ huy của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đã làm nên chiến thắng lẫy lừng, tiêu diệt gần 5 vạn quân Xiêm, sử sách vẫn còn lưu giữ đên ngày nay.

Năm 1861-1862 đây là nơi tụ họp của các anh hùng nghĩa sĩ yêu nước dưới ngọn cờ lãnh đạo của Bình Tây đại nguyên soái Trương Định chống lại giặc Pháp xâm lược…

Trong phạm vi bài viết này mình chỉ chia sẻ lại những điểm mà tụi mình có dịp được ghé đến nơi đây, thú thật trong vòng 24 tiếng để thăm thú một nơi nào đó thì không thể nói lên được điều gì. Nên mình chỉ lướt qua vài điểm mà tụi mình đã ghé để cho mọi người tham khảo chứ không đề cặp sâu trong từ điểm, nếu có cơ hội trở lại thì sẽ cập nhật nhiều hơn thông tin để gửi đến mọi người…

Cầu Mỹ Lợi

Cầu Mỹ Lợi nằm trên tuyến đường Quốc lộ 50 bắc qua sông Vàm Cỏ nối xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An với xã Bình Đông, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Cầu được khởi công vào ngày 25 tháng 1 năm 2014, đến ngày 2 tháng 9 năm 2015 thì hoàn thành.
Cầu Mỹ Lợi - Tiền Giang
Cầu Mỹ Lợi, dài 2.691m – rộng: 12m

Tượng đài Trương Định

Trương Định (1820 – 1864) hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định, là một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp giai đoạn 1859-1864, thời vua Tự Đức. Trương Định sinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Cha ông là Lãnh binh Trương Cầm, từng là Hữu thủy Vệ uý ở Gia Định dưới thời vua Thiệu Trị.

Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam. Sau khi cha mất, ông ngụ ngay nơi cha đóng quân; và sau nữa, ông kết hôn với bà Lê Thị Thưởng, vốn là con gái của một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công Đông ngày nay).

Năm 1854, nhờ sự trợ giúp của bên vợ, Trương Định xuất tiền ra chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận (Gò Công), vì thế ông được nhà Nguyễn phong chức Phó quản cơ…

gò công - tiền giang
Tượng đài Trương Định

Dinh đốc Phủ Hải

Nằm giữa trung tâm thị xã Gò Công, nhà ở của Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Hải (mọi người quan tâm thì tham khảo thêm tại: Nhà cổ Đốc Phủ Hải) là một di tích có nền kiến trúc độc đáo cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, có lịch sử hình thành và phát triển khá phong phú. Đây là nơi mà vào năm 1860, bà Trần Thị Sanh (vợ Trương Định) đầu tiên xây dựng và sinh sống. Với ngôi nhà chữ đinh ba gian lợp lá, bà đã sống và gặp Trương Định buổi đầu vào Nam lập nghiệp với tâm nguyện và chí hướng cùng lo cho dân, cho nước, tâm đầu ý hiệp nên hai người kết duyên cầm sắt.
Gò Công - Tiền Giang
Toàn cảnh mặt tiền Dinh

Biển Tân Thành

Khu du lịch biển Tân Thành thuộc huyện Gò Công Đông, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 50 km về hướng Đông, theo Quốc lộ 50, biển Tân Thành không phải là bãi tắm lý tưởng mà chủ yếu để nuôi ngêu sò. Khi hoàng hôn về, thủy triều rút xuống để lộ bãi cát đen mịn rộng mênh mông, phía xa là những người đang mưu sinh bằng cách cào nghêu, bắt sò…Mọi người ghé đây ăn trưa, tắm biển nghĩ ngơi nha. Ở đây có bãi biển lài khá rộng, nếu có nhiều thời gian mọi người có thể cắm trại qua đêm ở đây cũng được nha!

Di tích Dinh tỉnh Trưởng Gò Công (hay Dinh chánh biện Gò Công)

Dinh được người Pháp xây dựng vào năm 1885, với kết cấu 1 trệt, 1 lầu, diện tích sử dụng 1400 m2, nằm trong khuôn viên rất rộng và đẹp. Trước năm 1975, Dinh Chánh tham biện Gò Công là trụ sở cơ quan công quyền lớn nhất của Gò Công. Sau năm 1975, Dinh tỉnh trưởng được giao cho nhiều cơ quan khác nhau quản lý và hiện nay là Trung tâm văn hóa – thể thao của thị xã Gò Công đảm trách.
Mọi người tham khảo thêm tại: Di tích Dinh tỉnh Trưởng Gò Công
Có thể ghé vào khu ăn uống ở Thị xã Gò Công khu đường Trần Công Tường (gần Co.op Mart Gò Công) để cafe hoặc ăn uống thêm trước khi về. Một số chỗ mình ghé ăn và thấy khá ngon như: 

Một ngày không đủ để trải nghiệm hết về một nơi nào đó nhưng cũng đủ để ta lưu lại những hình ảnh đẹp về vùng đất và con người nơi đây… Gò Công vẫn còn rất nhiều chỗ chờ bạn khám phá.

Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ và an toàn!

Thích những gì bạn thấy? Chia sẻ với một người bạn.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Hướng Dẫn

Cảnh sắc Đồi Thiên Phúc Đức
"Đi bụi" Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc
Viết lách có ra tiền ?
Du lịch Phan Thiết - Bình Thuận và Những địa điểm không nên qua!
Hồi ký chống dịch Covid 2021
GIẢI BÓNG ĐÁ LTP - XUÂN QUÝ MÃO 2023

Khuyến Nghị

Cảnh sắc Đồi Thiên Phúc Đức
"Đi bụi" Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc
Viết lách có ra tiền ?

Đăng ký nhận những nội dung mới nhất từ BetterGrowth.

Tham gia cùng 4.000 người nhận bản tin của chúng tôi qua email.
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x