Mục lục

Chuyện bên lề: ANH…?

viết lách
Anh ngồi bên bàn tròn đặt ở giữa cái sân nhà đang được che bởi tấm bạt in dòng chữ dịch vụ tang lễ, khoác trên mình bộ áo vải trắng cột lên trán là chiếc khăn tang, ly rượu đế trên tay vẫn còn đang uống dở, anh vừa nói vừa khóc hu hu như một đứa trẻ đôi mắt đỏ he với hai dòng lệ, miệng vẫn không ngừng luyên thuyên về những ký ức mà anh đã từng gắn bó với người mẹ quá cố của mình và rằng anh chưa kịp báo hiếu thì mẹ đã đi xa,… với bộ dạng anh lúc này chẳng khác nào một con thú hoang bị thương đang lạc mẹ, mất phương hướng đang vẫy vùng tìm kiếm sự an ủi, vỗ về để che lấp đi những lỗi lầm vốn đã theo anh hơn nữa cuộc đời.
Anh năm nay ngót nghét trải qua gần bốn mươi cái xuân xanh, dáng người tuy có hơi mảnh khảnh nhưng được cái trời ban cho anh cái sức khỏe mà ai cũng phải ganh tị, cái sức khỏe để có thể ngồi xếp bằng trên những tấm chiếu manh rách bơm cùng say sưa với các chiến hữu từ sáng đến chiều với chai rượu và đĩa mồi lúc xa xỉ nhất chỉ có vài ba trái cóc ổi xoài non cùng với muối chấm, từ ngày này qua ngày khác mà chưa ai thấy anh ốm đau ngày nào để phải từ bỏ cái thói quen ấy nhàn hạ ấy. Ở cái tuổi của anh thì nhiều bạn đồng trang lứa đã yên bề gia thất, tất bật với cuộc sống mưu sinh thường nhật nhưng đối với anh anh vẫn coi đó là điều chẳng đáng phải quan ngại, vì cuộc sống của anh đã có mẹ gánh vác ngoài mẹ anh ra thì chẳng có ai có thể đủ kiên nhẫn nói chuyện một cách tử tế với anh, có thể vì lẽ đó mà trong tất cả các câu cửa miệng khi anh nói chuyện điều mở đầu bằng từ “mẹ” hoặc từ “má”…và trong cơn men anh cũng thường xuyên dùng hình tượng “mẹ”, “má” để hét thẳng vào mặt người đối diện như thể răn đe những kẻ mà anh cảm thấy không thân thiện, nhầm tỏ rõ uy lực của một người ngang tàn không sợ trời đất, cái giới hạn duy nhất trói buộc được anh đó là tinh chất được chiết xuất từ quá trình lên men lúa gạo.
Là anh lớn trong một gia đình đông anh em thuộc top nghèo nhất trong xóm, những người em đều đã có gia đình và đi làm ăn xa để lo miếng cơm manh áo, nhưng điều đó cũng chưa đủ động lực để anh phải thay đổi cái thói quen vốn đã bám rễ trong tiềm thức của mình, lúc mẹ anh còn tại thế bà lấy đỗi tự hào khi thi thoảng thấy anh làm trọn vẹn một vụ mùa gieo cấy trong năm, những lúc ấy mỗi khi có dịp đi chợ, đám tiệc hay có khi chỉ là gặp hàng xóm bên đầu ngõ thì bà vẫn cứ hay lấy việc anh có sự chuyển biến trong thói quen khi đã biết chí thú làm ăn để khoe với làng trên xóm dưới, trong một nỗ lực mai mối như để “chào hàng” cho đứa con trai mới trạc tứ tuần của mình với hy vọng có người đàn bà nào đó để mắt đến anh mà ưng cái dạ về chung nhà mà bầu bạn với anh.
Anh xưa nay không xài điện thoại, anh cho đó là lãng phí mà nghĩ cũng lãng phí thật vì muốn kiếm anh đâu khó, phần lớn thời gian trong cuộc đời anh để giành mài nhẵn đít quần trên ghế của quán rượu trong chợ, ngày nào cũng thế từ sáng đến tối mịt. Ngoài quán rượu anh còn một điểm hẹn khác nữa cùng với chiến hữu đó là cái láng ở dưới chân đồi trong rẫy tiêu đã trụi hết lá vì thiếu nước và tay người chăm bón, hôm nào kiếm được dăm ba đồng thì anh ngồi bên quán rượu, hôm nào chỉ đủ tiền mua rượu thì anh ngồi bên láng trong rẫy tiêu do vậy muốn kiếm anh chỉ cần ra một trong hai chỗ ấy khắc sẽ gặp.
Anh được xem là người nổi tiếng nhất trong xóm xét cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, vì từ làng trên xóm dưới hầu như ai cũng biết mặt, tiếng của anh cứ oan oan trong đêm mỗi khi say khướt trên đường về nhà, tướng đi loạng choạng vì ngấm men lúc đầu những con chó trong xóm còn táo tợn sủa inh ỏi, dần dần tụi nó cũng “quen mùi” của anh nên giờ thì chỉ sủa vài tiếng đầu lấy lệ để cho chủ nhà yên tâm là nó vẫn đang cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Tụi con nít trong xóm thì hay kêu anh là anh Chí – Chí trong Chí Phèo tên một nhân vật của nhà văn Nam Cao; càng ngày cái tên Chí cũng được cả người lớn trong xóm truyền miệng nhau và cứ thế anh quen dần với cái tên ấy. Một ngày nọ, cả xóm được một phen bàn tán xôn xao khi hay tin anh Chí bị công an bắt nhốt, chuyện là trong lúc say xỉn anh Chí đánh người gây thương tích rồi bị người ta kiện, tòa xử án công khai lấy anh làm gương để cảnh tỉnh cho người khác, hai năm sau anh ra tù nhưng vẫn chứng nào tật này không thay đổi gì, bởi ông cha ta ngày xưa có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tánh khó dời” là vậy.
Quá nửa đêm khi khách viếng đã về hết chỉ còn lại người nhà và một vài chiến hữu của anh vẫn đang tiếp tục ngồi nhậu, nhóm khác thì đánh bài “giữ bàn” cho đám đỡ vắng người khi về khuya, lúc này anh thì đã ngà say châm điếu thuốc hút sẵn đứng đốt nhang cho mẹ với đôi mắt đỏ hoe, không biết là anh đang khóc hay là do thiếu ngủ mà ngó bộ khá mệt mỏi.
Sáng ra, khi đưa mẹ anh về với tổ tiên người ta phải lây mãi thì anh mới tỉnh dậy, nhìn anh lúc này chẳng còn một chút sức sống nào, gương mặt hốc hác, bần thần, mắt đỏ hoe, đứng ngáp ngắn ngáp dài nên chẳng ai trách khi mẹ anh chưa kịp về đến suối vàng thì anh đã vội quay lưng bỏ đi. Trong khi tiếng trống kèn vẫn inh ỏi đan xen giữa dòng người đang đưa tiễn người quá cố, tiếng khóc, khói nhan, làm cho không khí hết sức nặng nề, anh Chí lúc này vẫn lầm lũi bước đi trên con đường mòn dẫn thẳng ra sân những tấm bạt đang dần bị người ta tháo dở xuống, ở một gốc sân dưới tán cây xoài bên bờ mương, một bàn nhậu thịnh soạn đã được bày ra để chiêu đãi khách viếng, nhìn quanh cũng những gương mặt thân quen, là những chiến hữu quá hiểu ý khi đã chừa sẵn riêng anh một chỗ ngồi!
Saigon, 25/11/2022

Thích những gì bạn thấy? Chia sẻ với một người bạn.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Hướng Dẫn

Cảnh sắc Đồi Thiên Phúc Đức
"Đi bụi" Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc
Viết lách có ra tiền ?
Du lịch Phan Thiết - Bình Thuận và Những địa điểm không nên qua!
Hồi ký chống dịch Covid 2021
GIẢI BÓNG ĐÁ LTP - XUÂN QUÝ MÃO 2023

Khuyến Nghị

Cảnh sắc Đồi Thiên Phúc Đức
"Đi bụi" Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc
Viết lách có ra tiền ?

Đăng ký nhận những nội dung mới nhất từ BetterGrowth.

Tham gia cùng 4.000 người nhận bản tin của chúng tôi qua email.
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x