Du lịch Phan Thiết – Bình Thuận và Những địa điểm không nên qua!

Bình Thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 183 km về phía Bắc. Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Từ lâu Du lịch Phan Thiết đã rất nổi tiếng trong bản đồ du lịch ở Việt Nam, với vị trí được thiên nhiên ưu đãi thích hợp để phát triển du lịch vì có nhiều loại hình du lịch phù với với nhiều đối tượng khách du mê du lịch, ngoài ra Mũi Né cũng là điểm đến được nhiều người dân Nga chọn làm nơi nghỉ hè, nên ở đây có hẳn một khu du lịch đa phần là phụ vụ đối tượng khách chính đến từ Nga và các vùng Đông Âu. 

ĐẶT MUA GIÀY – QUẦN ÁO THỂ THAO: TẠI ĐÂY

Mình cùng với những người bạn đã có dịp nhiều lần đến với vùng đất tuyệt đẹp này. Trong phạm vi bài này, mình sẽ viết tổng hợp tất cả những điểm du lịch Phan Thiết, Bình Thuận mà mình đã từng đi qua, mong những gợi ý về những địa điểm tham quan, vui chơi mà mình liệt kê ra sẽ có ích cho những bạn lần đầu tiên đến với Bình Thuận.

Du lịch Phan Thiết bằng xe máy

Tùy vào sức khỏe, tài chính thì các bạn có thể chọn những phương tiện di chuyển cho phù hợp, với mình phương tiện ưu tiên lúc nào cũng là xe máy cứ thế mà đi thôi, quan trọng của việc đi bằng xe máy là mọi người phải thường xuyên bảo trì xe, cũng như có kinh nghiệm đi xa bằng xe máy để đảm bảo di chuyển an toàn trong suốt cung đường.

Ngoài ra, mình cũng đã vài lần đi bằng xe khách Phương Trang tuyến Sài Gòn – Phan Thiết (nhớ nới bác tài xuống Bến xe Nam Phan Thiết), giá vé hình như đâu đấy tầm 140k/vé/người, nếu đi xe khách thì mất tầm 6 tiếng để đi đến Phan Phiết, còn xe máy thì nhanh hay chậm là do mình không có một con số cụ thể!

du lịch phan thiết
Ranh giới hành chính giữa Đồng Nai và Bình Thuận
Trước tiên mình chia các địa điểm thành 5 hướng chính, lấy TP. Phan Thiết làm trung tâm để cho mọi người dễ hình dung cụ thể các hướng như sau:

Những điểm du lịch Bình Thuận không nên bỏ qua

Hướng 1: Nam TP. Phan Thiết

  • Mũi Kê Gà (Bãi biển vòng cung đón được cả bình minh và hoàng hôn)

Thời gian đi đề xuất: 2 ngày 1 đêm

Mũi Kê Gà còn được gọi là mũi Khe Gà, là một mũi đất ở xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Mũi đất này nhô ra Biển Đông, cách thành phố Phan Thiết khoảng 40 km về phía tây nam. Mũi Kê Gà thực chất là một hòn đảo nhỏ cách đất liền khoảng 500 m, tục gọi là Hòn Bà. Khi thủy triều lên thì Kê Gà bị cách biệt như một hải đảo nhưng khi nước rút xuống thì một dải cát hiện ra nối mũi Kê Gà vào đất liền.

Bãi biển rất đẹp tuy nhiên một số nơi vẫn còn khá nhiều rác bị vứt xuống biển, phần là do dân địa phương thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh, phần nữa vì khách du lịch cứ thế mà xả rác… Khiến cho môi trường biển ngày càng bị ô nhiễm, nếu chúng ta không có ý thức cũng như không có những hành động cụ thể thì vài năm nữa thì một số bãi biển sẽ thành “bãi rác”…
Thuê cano chở ra khám ngọn Hải đăng Kê Gà – giá 50k/người/khứ hồi, bạn có thể nhờ chủ Homestay liên hệ cano… mà lên tới Hải đăng vẫn có người thu phí thăm quan Hải đăng 10k/người nữa không biết khoản thu này được chi vào việc gì? tuy thu phí nhưng Hải đăng khóa cửa không được lên ngọn Hải đăng đâu chỉ lanh quanh phía dưới Hải đăng thôi nha…!
Ghi chú
Mọi người có đi Mũi Kê Gà thì nên ghé ở Homestay Lalachill (Điện thoại: 0979777015), vì home ở ngay mặt biển gần làng chài, anh chị chủ rất nhiệt tình, home mới xây sạch sẽ thoáng mát. Một điều đặc biệt mình rất thích đó là home có chuẩn bị sẵn lò nướng, nhà bếp, cũng như không gian sinh hoạt chung cho các bạn đi nhóm…
  • Núi Tà Cú (mình chưa đi)
  • Dinh Thầy Thím (mình chưa đi)
  • Coco BeachCamp

Thời gian đi đề xuất: 2 ngày 1 đêm

Ghi chú

Tốt nhất mọi người nên ngủ lại một đêm để tắm biển, chơi các trò chơi nội khu, tham gia tiệc BBQ về đêm ở Coco Beachcamp mới  trải nghiệm trọn vẹn nơi đây…

Coco Beachcamp nổi tiếng với những căn nhà gỗ đầy màu sắc, được thiết kế nhỏ gọn xinh xắn, là khu phức hợp ăn uống, vui chơi, nghĩ dưỡng Coco beachcamp là một trong những địa điểm du lịch dã ngoại được người Sài Gòn lựa chọn vào những dịp cuối tuần để vui chơi cùng gia đình và bạn bè…Tuy nhiên giá phòng cũng khá là cao phòng mình ở 1,2 triệu/đêm (bao gồm phần ăn đồ nướng BBQ) so với mặt bằng chung của khu vực xung quanh đó, đổi lại có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí cũng như checkin…

  • Bãi biển Cam Bình (kế bên Coco Beachcamp)
Bãi biển Cam Bình còn khá hoang sơ vừa là họp chợ vừa là bãi tắm công cộng nên tình trạng ăn uống, buôn bán còn khá lộn xộn, tình trạng vứt rác bừa bãi còn rất nhiều…giống như tình trạng bãi sau của Vũng Tàu cách đây 10 năm trước vậy…

Hướng 2: Trung tâm TP. Phan Thiết

  • Tháp Po Sah Inu (Giá vé 15k/người)
Tháp Po Sah Inu (còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài) là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về hướng Đông – Bắc.
Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc Hòa Lai – một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Po Sah Inư là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn.
  • Đồi Cát Bay (Tham quan miễn phí, gửi xe 10k)

Đồi cát bay vốn là một trong những bãi cát khổng lồ không có vị trí nhất đinh ở Mũi Né, vì tổng thể đồi cát này luôn luôn di chuyển. Ngoài ra, nơi đây còn có một cái tên khác là “đồi cát Hồng”, bắt nguồn từ chính màu sắc độc đáo của cát ở đây. Bởi ngoài những mảng cát trắng và vàng thường thấy ở những nơi khác, thì mảng cát hồng ở đây sinh ra nhờ sự kết hợp của cát mịn và quặng sắt (trước đây, khu này vốn có một mỏ sắt lâu năm).

  • Công viên tượng cát (Giá vé: 100k/người)

Công viên Tượng cát Forgotten Land nằm trên đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Khai trương 2017, với diện tích khoảng 1,3 ha, công viên tượng cát Forgotten Land trưng bày rất nhiều tác phẩm nghệ thuật từ vật liệu hoàn toàn 100% cát tự nhiên tại Phan Thiết và chỉ với trộn nước, ngoài ra không hề có trộn phụ gia.

Để góp phần tạo dựng lên những bức tượng khổng lồ đó, không kể đến những nhà điêu khắc chuyên nghiệp đến từ 12 quốc gia như Hà Lan, Canada, Brazil, Mỹ, Nhật… đã mang đến vẻ sống động cho những bức tượng cát. Công viên tượng cát nơi hội tựu những tác phẩm bẳng cát rất tinh xảo và tuyệt vời của các nghệ nhân trên thế giới.

công viên tượng cát phan thiết

  • Lâu đài rượu vang RD

Nằm trong khu nghỉ dưỡng phức hợp của Sea Links City, Lâu Đài Rượu Vang RĐ là Lâu Đài đầu tiên và duy nhất  tại Việt Nam nơi chứa đựng một kho tàng với hơn 200,000 chai vang được sản xuất, đóng chai, và nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy sản xuất rượu vang của tập đoàn Rạng Đông – đơn vị chủ quản của Lâu Đài Rượu Vang RĐ tại thung lũng Napa, California, Mỹ… Sau khi mua vé thăm quan thì mọi người sẽ được đi thăm quan dưới hầm rượu vang với đủ loại rượu, tìm hiểu về quy trình sản xuất, bảo quản và được thưởng thức rượu vang miễn phí.

Lâu đài rượu Vang Phan Thiết

  • Bãi đá Ông Địa

Không biết rõ tên địa danh này có từ lúc nào. Chỉ có một điều chắc chắn rằng, tên gọi này được hình thành do ở đây có một tảng đá có hình thù giống Ông Địa đang ngồi nhìn vào đất liền. Tảng đá này được hình thành từ tự nhiên. Đầu tiên, một vài người dân sinh sống ở đây cho rằng đây là “Ông Địa” mà trời ban tặng, họ bắt đầu lập am, thắp nhang để cầu tài lộc, buôn may bán đắt.

du lịch phan thiết
Bãi đá Ông Địa
  • Suối Tiên – Phan Thiết

Suối Tiên là một khe nước nhỏ đổ ra biển, thuộc phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết, khu vực này được du khách đặt cho là “Bồng Lai Tiên Cảnh”. Trước đây, khe nước nhỏ này còn có tên gọi là Suối Tre. Hai bên suối là những núi cát với những hình thù rất đẹp và lạ mắt, điều tạo nên sự cuốn hút đó là những trận mưa, trận gió cát được ví như những thợ điêu khắc của mẹ thiên nhiên làm cho cảnh mọi cảnh vật như hòa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh hài hòa đến lạ kỳ…

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây với sự phát triển du lịch cộng với việc du lịch tự phát thiếu ý thức bảo vệ nên cảnh quan nơi đây ngày càng bị xâm hại nghiêm trọng…

  • Trung Tâm Thành phố Phan Thiết

Thành phố Phan Thiết là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa  khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Sông Cà Ty chạy ngang Trung tâm TP.Phan Thiết là con đường giao thông đường thủy huyết mạch là nơi neo đậu của các tàu thuyền đánh cá.

  • Tháp nước Phan Thiết

Tháp nước Phan Thiết (còn được gọi dân gian là Lầu Nước) là một công trình kiến trúc nổi tiếng ở Phan Thiết mà ngày nay là biểu tượng (điểm mốc) của thành phố này và hình ảnh của nó còn được vẽ cách điệu trên biểu trưng của tỉnh Bình Thuận. 

Tháp nước Phan Thiết được xây dựng theo chủ trương quy hoạch đô thị của chính quyền thực dân Pháp, nhằm phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho Tòa Công sứ Pháp (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận) và rộng ra là cả cư dân nội thị Phan Thiết. Công trình này được khởi công xây dựng vào cuối năm 1928 và hoàn thành vào đầu năm 1934 ngay bên tả ngạn sông Cà Ty, do Hoàng thân Souphanouvong người Lào thiết kế.

  • Bánh flan Mộng Cầm (người tình trong thơ Hàn Mạc Tử)

“Tại Phan Thiết có quán kem flan của gia đình nữ sĩ, bà giáo Mộng Cầm, người tình nổi tiếng của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Quán đã trở thành “di sản”, người ta vẫn tìm đến ngồi trong quán, trước sân nhà của bà, ngắm ngôi nhà tường vàng im lìm và cảm giác như cô gái Mộng Cầm của thời son nữ đang ngồi trong nhà…”Nữ sĩ Mộng Cầm là nhà thơ trong những khoảng nữa đầu thế kỷ XX, bà được biết đến là người tình trong thơ của cố nhà thơ Hàn Mạc Tử…Quán bánh flan Mộng Cầm nằm ở số 394 Trần Hưng Đạo, TP.Phan Thiết.

  • Bãi biển Đồi Dương

Đồi Dương là một bãi tắm biển, một công viên tọa lạc ngay trung tâm thành phố Phan Thiết. Sở dĩ có tên gọi Đồi Dương là do khi xưa, nơi đây là một vùng đồi cát rộng lớn có trồng rất nhiều cây dương chắn gió. Tuy nhiên, bãi biển ở đây có bờ khá dốc thêm nữa là song khá mạnh nên nếu có tắm biển mọi người nên cẩn thận!

  • Quán Ocean Dunes Coffee Phan Thiết:

Khu Ocean Coffee của Ocean Dunes Resort tại thành phố biển Phan Thiết, cách không xa bãi biển Đồi Dương vừa mở rộng view hướng biển rất thoáng và được bài trí với những gam màu vô cùng tươi tắn thân thiện với thiên nhiên…

Đọc thêm bài viết: Đèo Nước Ngọt – Những điều bạn cần biết về khu du lịch cắm trại ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Hướng 3: Hướng Mũi Né – Bắc TP.Phan Thiết

  • Làng chài Mũi Né

Làng chài Mũi Né có đường đường bờ biển dài khoảng 1km, nơi đây quanh năm sóng yên, gió lặng thế nên rất nhiều thuyền bè chọn đây làm nơi trú ẩn vào những mùa bão và đây cũng là nơi diễn ra hoạt động mua bán hải sản rất đông đúc, tấp nập ngay trên bãi biển vào những buổi sáng sớm khi tàu bè đánh cá bắt đầu cập bờ. Nhưng cũng vì đều đó mà bờ biển có rất nhiều rác, gây ảnh hưởng rất nhiều đến cảnh quang môi trường biển…

  • Đường đi Hòn Rơm
Ven đường đi Hòn Rơm có rất nhiều địa điểm checkin rất đẹp với đường biển dài cong, nước trong xanh, cát trắng rất đẹp…
  • Đường Bàu Cát Trắng – Phan Rí Cửa

Địa điểm checkin đã quá quen thuộc với những bạn thích xê dịch, tốt nhất là đi vào buổi sáng tầm khoảng 8h – 9h nắng dịu…Bàu trắng là một trong những địa điểm được yêu thích nhất tại Phan Thiết với những bãi cát dài bất tận, những cánh đồng sen xanh ngát với gió thổi bạt ngàn,…Ngoài ra ở đây còn có các Khu du lịch sinh thái Bàu Trắng với những trò chơi trượt cát, đua xe địa hình,…

  • Biển Vĩnh Hảo

Biển Vĩnh Hảo thuộc Huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Để đến đây, nếu đi bằng xe máy hay ôtô cá nhân, từ TP.HCM, chạy theo QL 1 đến ngã ba Liên Hương (Tuy Phong), quẹo phải, chạy thẳng là đến. Biển Vĩnh Hảo được biết như là biển cuối cùng của Bình Thuận, là vùng tiếp giáp với Ninh Thuận, bãi biển còn khá hoang sơ với cảnh vật non nước hữu tình rất đẹp…


Ghi chú nhỏ: Ở đây có Nhà hàng biển Vĩnh Hảo bán cơm nêu rất ngon!

  • Turbin điện gió Tuy Phong
Đây là nhà máy điện gió đầu tiên tại Việt Nam được đưa vào hoạt động, và có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Nhà máy khởi công năm 2008, đặt tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, Bình Thuận, thuộc dự án phong điện do Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) đầu tư khoảng 2.000 tỉ đồng. Toàn bộ dự án có 80 tua-bin với tổng công suất 120MW, sử dụng công nghệ hiện đại của Cộng hòa liên bang Đức.
Nằm ngay trên tuyến QL1A những cánh quạt quay sừng sững giữa đất trời tạo nên một sự hòa hợp rất đẹp đây cũng là nơi checkin rất được nhiều bạn thích xê dịch lựa chọn để ghé.
  • Biển Cổ Thạch (nên đi chung với cung Tà Năng – Phan Dũng để thành lịch trình khép kín)

Biển Cổ Thạch là một bãi biển ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách Thành phố Phan Thiết 90 km, và cách Thành phố Hồ Chí Minh 300 km.

Trên bãi biển còn mang vẻ hoang sơ, dân dã có nhiều bãi đá lung linh nhiều sắc màu với kích thước lớn nhỏ xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên và được hình thành từ ngàn xưa (còn có tên là Cà Dược và được du khách ưu ái đặt cho tên gọi là bãi đá bảy màu), và đặc biệt vào giữa trung tuần tháng 3, khi toàn bộ đá được bao phủ một lớp rêu xanh. Bao quanh bãi đá này là bãi cát vàng mịn màng có tên gọi là Bãi Tiên.

du lịch phan thiết
Bãi biển Cổ Thạch

Gần bãi biển cũng có những cảnh đẹp như chùa Hang (Chùa cổ hơn 100 năm tuổi và là di tích quốc gia), Gành Son (hay là Ghềnh Son), những đồi cát trắng, Lăng Ông Nam Hải (lăng cá voi),….

Hướng 4: Hướng Đảo Phú Quý

Thời gian đề xuất: 3 ngày 2 đêm

Homestay gợi ý: Homestay Cô Sang vì Home có anh Giỏi như là Dân địa phương ở Đảo Phú Quý luôn nên mọi người có thể yên tâm về việc ăn uống, đi chơi có gì cứ nhờ anh Giỏi hỗ trợ là được!

Đảo Phú Quý hay còn gọi là Cù Lao Thu nằm cách Phan Thiết (Bình Thuận) 120 km là điểm khám phá hè được nhiều bạn trẻ yêu thích, Là huyện đảo xa nhất của tỉnh Bình Thuận, đảo Phú Quý có khung cảnh hoang sơ, tuyệt đẹp nhưng du lịch chưa mấy phát triển.

Theo người lái tàu, từ cảng Phan Thiết ra đảo được coi là cung đường biển khó nhất nhì trong cả nước. Đoạn đường có sóng ngang và nhiều xoáy, khiến tàu thuyền không thể xuôi dòng mà phải vượt sóng để đi. Do đó tàu thường rung lắc khiến cả những người khỏe mạnh cũng dễ say sóng, nhất là những ngày biển động.

Hiện phương tiện duy nhất để lên đảo là tàu biển, mất khoảng 4 – 6 giờ tùy loại, bao gồm giường nằm và ghế ngồi, phòng quạt và phòng máy lạnh. Những nay đã có tàu cao tốc Superdong thời gian đã được rút ngắn rất nhiều… 
Những điểm du lịch nổi tiếng ở Đảo Phú Quý
  • Cột cờ Đảo Phú Quý
  • Gành Hang
  • Làng chài
  • Nhà máy điện gió Phú Quý
  • Bãi nhỏ
  • Chùa Linh Sơn

Hướng 5: Hướng Trekking Tà Năng – Phan Dũng

Thời gian đề xuất: 2 ngày 2 đêm

Yêu cầu sức khỏe tốt, không có các tiểu sử về bền tim mạch, sức bền cao. Tuyến Tà Năng – Phan Dũng được đánh giá là cung trekking đẹp nhất Việt Nam. Tuy nhiên, cung đường này cũng rất nguy hiểm cho các phượt thủ tự đi mà không có người hướng dẫn.

Với độ dài hơn 50 km, cung đường rừng Tà Năng – Phan Dũng trải qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận và được mệnh danh là cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam.

Những người khám phá cung đường này ngoài việc phải băng rừng, leo đèo, còn phải vượt suối, di chuyển từ độ cao 1.100 m xuống 500 m so với mực nước biển. Đây là vùng đất chuyển tiếp từ cao nguyên xuống duyên hải miền Trung.

Những món ăn ngon ở Phan Thiết

Những lần có dịp đi Phan Thiết mình có ghé ăn một số quán ăn ngon nên mình nêu ra để mọi người tham khảo:

Trên đây là một số gợi ý về những địa điểm đi chơi khi đến Phan Thiết – Bình Thuận mà bản thân mình có dịp may mắn được đặt chân đến, hi vọng rằng bài viết này có thể giúp ít được những bạn lần đầu muốn đến với nơi đây, chúc các bạn có những chuyến đi vui vẻ và an toàn và hơn nữa khi đi chúc ta nên có ý thức giữ gìn vệ sinh tại những nơi mình đặt chân đến.

Cảm ơn mọi người đã quan tâm và theo dõi bài viết của mình!

Mọi người chỉ cảm thấy câu chuyện dần tồi tệ khi những dây thép gai đang dần siết chặt khoản tự do của mình, đó là những ngày của Tháng 7/2021 bắt đầu một giai đoạn nặng nề của dịch bên Covid ở Việt Nam, trước đó cơ quan quản lý phát đi thông báo theo những chỉ thị 15, chỉ thị 16, rồi những chỉ thị 16+,… mỗi lần ban hành một tháng rồi khi đến hết một tháng thì thời hạn lại tiếp tục được kéo dài thêm mà không có thời hạn chỉ nói gọn là “đến khi có thông báo mới”, vì số ca nhiễm bệnh ở Việt Nam nói chung và ở khu vực Sài Gòn nói riêng đang dần vượt mức kiểm soát, một người sinh ra vào những năm đầu thập nên 90, năm nay ở độ tuổi gần ba mươi thì chẳng thể nào hình dung được sự căng thẳng của xã hội (mà thật ra lúc vụ Giàn khoan 981 mình cũng đã cảm nhận được sự căng thẳng dạng như vậy) khi lúc đó công tác chống dịch của Nhà nước ta đã được cụ thể hóa bằng khẩu hiệu “Chống dịch như chống giặc” – Và đúng như khẩu hiệu đó ở Sài Gòn lệnh giới nghiêm được ban bố, quân đội được triển khai trên diện rộng để hỗ trợ công tác chống dịch, nghiêm cấm người dân ra đường sau bảy giờ đêm nếu như không có việc thật cần thiết, mọi con đường, mọi ngóc ngách đều được thắt chặt với phương châm “mỗi gia đình, mỗi tổ/khu phố, mỗi phường/xã là một pháo đài chống dịch” những hàng ràng thép gai, lô cốt, bàn ghế, cây dại,… có người canh gác được dựng lên ở khắp nơi trên địa bàn Sài Gòn và khắp cả nước. Thông điệp 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế) được phổ biến rộng rãi đến toàn bộ người đân từ già đến trẻ.

 ➡  CỬA HÀNG BÁN ĐỒ THỂ THAO: TẠI ĐÂY

Trong thời gian ở nhà vì chỉ thị 16+ mỗi tuần mình chỉ ra khỏi nhà một lần để mua đồ ăn và đổ rác, có thể nói không khí lúc đó khá nặng nề, vì không biết lúc nào mình mới là người bị lây bệnh (F0), mà thời gian đầu chống dịch hễ phát hiện ra người nhiễm bệnh thì sẽ đều tra dịch tễ, quá trình tiếp xúc F1,F2,.. sau đó sẽ tiếp hành cách ly tập trung tại cách khu cách ly tập trung đã được cơ quan chức năng chuẩn bị trước, nên lúc đó tâm lý ai nấy đều vô cùng nặng nề vì phần lớn các khu cách ly tập trung đều được trưng dụng từ những khu chung cư cũ, khu trường học,… nên cơ sở vật chất sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống vô cùng thiếu thốn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý chung của mọi người. Mà khi đã xác định được ai tiếp xúc F1,F2,… mặc dù chưa phát bệnh nhưng vẫn bị đem đi cách ly tập trung, vô tình chung gây nhiễm chéo tại nơi cách ly (Càng về sau thì cơ quan chức năng đã thay đổi cho phép người bệnh và F1, F2 cách ly tại nhà). Bên cạnh phương án xét nghiệm để phát hiện những trường hợp nhiễm bệnh để đem đi điều trị, cách ly tập trung thì bên Cơ quan y tế cũng đồng thời chạy đua với thời gian để tiến hành tiêm ngừa vắc xin cho người dân, một trong những chiến dịch tiêm phòng được xem là lớn nhất cả nước từ trước đến nay, việc tiêm phòng được sắp xếp theo thứ tự nhất định, ưu tiên những cán bộ, tổ chức, cá nhân,… tham gia vào công tác chống dịch vì lúc đó số lượng vắc xin rất hiếm.

Trong những ngày ở trong nhà cách ly, sau bảy giờ tối thì không khí ở Sài Gòn yên tĩnh vô cùng đến mức có thể nghe được tiếng côn trùng kêu inh ỏi, âm thanh ám ảnh nhất đối với nhiều người sống ở Sài Gòn vào những ngày khó khăn đó là tiếng còi xe cấp cứu, mọi phương tiện giao thông, mọi vật lực đều được trưng dụng để phục vụ cho công tác chống dịch. Thời điểm ấy ra đường phải có giấy đi xác nhận của Cơ quan ban ngành, đi chợ phải có phiếu, mua hàng phải thông qua các tổ chức xã hội chứ các siêu thị, cửa hàng tiện lợi không cho người dân tự ý muốn mua gì thì mua để đảm bảo những nhu yếu phẩm điều đến tay mọi người tránh tình trạng đầu cơ hàng hóa thiếu hàng cục bộ. Thế mới biết, những lúc khó khăn như vậy nắm trong tay nhiều tiền cũng chưa chắc mua được hàng hóa theo ý muốn, một cộng hành, một bó rau muốn, một trái bí đao, một trái ớt,… bình thường nó là những rau quả bình dân, bình dân đến mức chẳng ai ngó đến sự tồn tại của chung nhưng lúc dịch nó như một món hàng xa xỉ, có lúc mình phải mua một cộng hành dập với giá mười ngàn đồng, cái giá mà bây giờ mình có thể mua được cả ký…

Sẽ thật là thiếu sót nếu không nói đến “khẩu trang” vì nó nằm ở hàng đầu tiên trong thông điệp 5K nên hiển nhiên nó là mặt hàng cực kỳ khan hiếm, nó khan hiếm đến mức công an đã bắt, phạt hành chính nhiều trường hợp đi lượm khẩu trang đã sử dụng về làm sạch để bán lại kiếm lời, mình đã phải đứt ruột bỏ ra số tiền ba trăm ngàn đồng để mua một hộp khẩu trang, mà trước đó không lâu chỉ có giá hai mươi lăm ngàn đồng, một sự điên rồi khó tin! Dịch bệnh rất nhiều người bị ảnh hưởng, mất tiền, mất việc, nặng nề hơn là mất người thân trong gia đình,… song song bên cạnh nhiều người mất thì có một vài người, một vài tổ chức thu lợi được rất nhiều từ bệnh dịch, thời điểm hiện tại thì những người tán tận lương tâm khi kiếm tiền trên xương máu của đồng bào cũng đã được đưa ra ánh sáng và bị pháp luật trừng trị, như vụ đại án Việt Á, Chuyến bay giải cứu,… Thú thật rằng mình cũng đã kiếm lời trên chục triệu từ việc bán lều cắm trại (lúc đó gọi là lều cách ly) cho những công ty sản xuất “3 tại chỗ” họ mua để trang bị cho công nhân viên ở lại làm việc, vì lúc ấy mình đang làm Shop bên lều và dụng cụ cắm trại, dịch bệnh thì ai cũng bị ảnh hưởng, shop mình cũng đóng cửa gần một tháng nhưng khi chỉ thị 16+ được ban hành thì rất nhiều người liên lạc với bên shop của mình để mua lều, cao điểm một ngày mình phải tiếp gần một trăm cuộc gọi để hỏi mua lều, đơn của mình cũng đi rất nhiều nơi từ TP.HCM, Bình Phước, Bình Dương, Long An,… thậm chí mình phải lấy hết lều đã qua sử dụng thanh lý hết, trong shop chẳng còn gì ngoài những dụng cụ cắm trại, mặc dù vậy nhưng tâm trạng mình lúc đó không vui chút nào!

hồi ký chống dịch
“Khai trương hồng phát”

Cần phải nói đến một chuyện ngoài ý muốn xảy ra trong cao điểm mùa dịch mà mình cảm thấy khá không vui, chuyện là mặt bằng shop tụi mình nằm ở tầng trệt của một khu chung cư, có một chị tên là Tr thuê lại tầng trệt này của người chủ, và cho mình thuê lại một phần nhỏ của mặt bằng này gần bốn mét để làm shop, mình mong muốn là hợp đồng hai năm nhưng chị Tr chỉ ký với mình một năm, theo như lời chị Tr thì chủ nhà là chỗ bạn thân quen của chồng chị nên cứ yên tâm mà thuê không sợ họ lấy về thấy chị cũng khá dễ gần nên tụi mình ký luôn hợp đồng một năm và đặt cọc hai tháng, gần một năm trôi qua không có vấn đề gì đáng để nói, suốt cả giai đoạn dịch bệnh thì bên chỗ cho thuê cũng không không giảm bớt một đồng tiền thuê nào, tụi mình cũng vẫn thanh toán đủ mà không đòi hỏi phải giảm (lúc này đa số mặt bằng kinh doanh đã đóng cửa hoặc giảm cao nhất lên đến 50% để chia sẻ khó khăn với người thuê – mình cũng đang quản lí nhiều chỗ cho thuê nên rất rõ chuyện này), bỗng một ngày đẹp trời chị Tr báo là chủ nhà muốn lên giá do hợp đồng đã hết hạn? – Mọi sự việc đã xảy ra mình không muốn bàn luận quá sâu nhưng chung quy lại là mình không đồng ý thuê tiếp và trả lại mặt bằng, mình kiếm được chỗ thuê ở không quá xa mặt bằng shop cũ nhưng ở trên lầu hai, phải dọn nhà một mình giữa lúc dịch bệnh đang căng thẳng không phải là chuyện dễ, nhưng cũng may là nhờ có anh em bên nhà bạn Mo qua hỗ trợ dọn những đồ nặng đem lên nên chuyện rồi cũng xong. Tưởng hết chuyện, nhưng khi thấy mình chuyển đồ đi thì hàng xóm mới nói cho mình nghe những sự thật về chị Tr mà nghe thôi cũng khiến cho một người vốn có tính ôn hòa cũng phải có phút chốc cáo giận, nhưng thôi đã là quá khứ mình không nói thêm sự việc này nữa!

CỬA HÀNG BÁN ĐỒ THỂ THAO: TẠI ĐÂY

Nằm mãi trong nhà cả tháng, mỗi ngày theo dõi tin thời sự thì tình hình dịch bệnh trở nên khá phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại số ca nhiễm bệnh, lúc đó có rất nhiều thông tin gây nhiễu gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người dân, riêng mình chỉ ở nhà đọc sách rồi viết lách (trang blog này chính là kết quả của những ngày đó), nói chuyện với bạn Mo và gọi điện về nhà để nói chuyện với gia đình. Cơ quan chức năng cũng đã nâng cấp độ cảnh báo, song song đó là những biện pháp chống dịch kèm theo khá quyết liệt. Nhận thấy con đường chống dịch phía trước vẫn còn khá dài mình mà cứ cố thủ trong nhà thì không giúp ích được gì, quan trọng hơn hết là lúc này khu trọ của bạn Mo đã bị phong tỏa vì bắt đầu xuất hiện ca bệnh đầu tiên và với môi trường xung quanh đó thì nhiều khả năng sẽ có nhiều ca nhiễm hơn nữa, nếu không may mình cũng bị nhiễm thì lúc này hai đứa hai đầu không ai hỗ trợ ai được, lúc này trừ các ngành sản xuất hàng hóa thiết yếu đủ điều kiện tổ chức cho công nhân viên ở lại ngay nơi làm việc (3 tại chỗ: làm việc, sản xuất tại chỗ – cách ly tại chỗ – ăn ở tại chỗ) thì đa số các ngành nghề khác đều phải đóng cửa. Mình đã xin phép quay lại làm việc “3 tại chỗ” và được Công ty chấp thuận thời điểm này quân số ở Công ty chỉ có khoản một phần ba anh chị em công nhân là chấp nhận ở lại làm việc “3 tại chỗ” vì hầu hết mọi người ai cũng phải lo cho gia đình. Thiếu nhân lực mà phải đảm bảo đơn hàng sản xuất nên mỗi người phải làm gấp hai gấp ba lần công việc thường ngày, riêng cá nhân mình cũng làm đủ việc từ hỗ trợ sản xuất, lên xuống hàng, lái xe, bên tổ chống dịch,… cũng nhờ ôm xe tải đi giao hàng khắp Sài Gòn nên mình cũng ít nhiều “tiếp tế” được cho bạn Mo trong những lúc cần mua những đồ thiết yếu, khi phải ở trong khu phong tỏa không đi đâu được… ám ảnh nhất là lúc lên hàng trong thùng container đặc mùi hôi thối do để ở cảng lâu ngày với những con dòi béo ngạy bò lúc nhúc!

hồi ký chống dịch
Quán ăn đóng cửa nên đi giao hàng anh em cứ ngồi bên đường mà ăn cho qua bữa

Theo như quy định thì Doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ” một tuần phải xét nghiệm hai lần/tuần (về sau chỉ còn một lần/tuần) và gửi báo cáo kết quả xét nghiệm về Trung tâm y tế xã để nắm tình hình diễn biến dịch bệnh để có biện pháp can thiệp phù hợp khi cần. Nằm trong tổ y tế của Công ty nên trong suốt ba tháng “3 tại chỗ” thì mình cũng khá thạo về việc “chọt mũi” để xét nghiệm(mà đúng là mát tay thiệt chứ lần nào xét nghiệm cũng có ca bệnh) mỗi anh chị em ở lại sẽ được Công ty trang bị mùng, mền, ăn uống thì có nhà bếp bên Công ty dịch vụ phụ trách chuẩn bị, tuy nấu cớ “hơi tệ” nhưng thôi thời điểm ngăn sông cách chợ thì no cái bụng là được rồi, cá nhân mình cũng chẳng đặt nặng vấn đề ngon dở, ngon thì ăn nhiều dở thì ăn ít vậy thôi, đói thì ăn thêm mì, suốt cả quá trình đó mình giảm năm ký và ngán mì đến tận cổ. Hồi lúc “3 tại chỗ” quanh đi quẩn lại chỉ có trong khuôn viên công ty chẳng được đi đâu, được cái may mắn là diện tích công ty rộng nên cuối tuần anh em hay tổ chức đá bóng để cho đỡ buồn, đá trên sân xi măng nên chân anh nào anh nấy nhẹ thì đi cà nhắc, nặng thì rớm máu, bầm móng chân,… có những hôm trời mưa anh em đá dưới mưa luôn trượt té tới té lui nhưng ai nấy đều lì đòn mà chơi tiếp, nghĩ lại vui không tả nổi.

Phía sau Công ty có khoảng đất rộng trồng toàn cây chuối nên tụi mình hay gọi là “vườn chuối”, suốt ba tháng ở trong Công ty thì vườn chuối luôn là nơi tụi mình tụ tập ăn uống, vui chơi sau những giờ làm, cao điểm của quá trình tụ tập này là những quầy chuối chưa kịp chín thì đã “được xí” đem đi dú gần hết, rồi những cây chuối non liên tục bị đốn hạ để cải thiện bữa ăn, mà mọi người phải hình dung một điều là lúc Sài Gòn phong tỏa thì tất cả hoạt động buôn bán, giao thương điều bị nghiêm cấm nên có tiền sẵn trong túi chưa chắc đã mua được đồ ăn, đặc biệt là rau củ quả vì nếu như thịt cá thì có thể cấp đông trữ được cả tháng thì rau củ quả thì không. Mỗi lần đi xe tải giao hàng, thì tụi mình hay tranh thủ giao sớm rồi trên đường về ghé dọc đường ở những khu nhà vườn của người dân mà ghé mua gà để về anh em cùng nhau ăn thêm chứ thiệt sự mà nói đồ ăn nấu ở nhà bếp Công ty có thể nói là chuẩn mực để đo lường cho sự dở tệ của món ăn, trong hoàn cảnh dịch bệnh thì người ta có lý do hợp lý để mà đổ lỗi nghe có vẻ khá thuyết phục nhưng đến khi mọi chuyện trở lại bình thường thì chất lượng vẫn không được cải thiện nhiều!

Tụi mình ở lâu đến nỗi gà nuôi đã đủ lớn để thịt, rau trồng đủ xanh tốt để thu hoạch, cứ tình hình như vậy dù có ở thêm vài tháng nữa thì cũng chẳng phải lo, anh em trong Công ty hay nói vui với nhau là ở lâu quá đến khi mở cửa trở lại bình thường thì phải mở bản đồ để kiếm đường về nhà chứ không nhớ đường về, mà đúng thật ở trong Công ty mới có ba tháng mà ra ngoài đường mọi thứ có vẻ khá xa lạ, đúng cho câu Sài Gòn luôn thay đổi từng ngày. Râu tóc anh nào anh nấy dài ngòm, anh Điền có đem theo cái bộ đồ nghề của thợ hớt tóc, mà cũng là tay ngang nên vừa hớt vừa rút kinh nghiệm, tóc mình dài quá nên có nhờ ảnh hớt mà không biết hớt sao đứt cái vành tai luôn, thấy máu ảnh run tay quá phải nhờ anh Hải, anh Rinh tiếp sức, thêm anh Châu làm “cố vấn” mình phải ngồi gần một tiếng đồng hồ cho ba người thay phiên nhau hớt, qua tay ba người hớt, vài chục lần chỉnh sửa, dậm vá cuối cùng cũng được quả đầu “chó ghẻ” nên phải đội nón đi làm suốt một tuần.

hồi ký chống dịch
Mới hớt xong quả đầu “chó ghẻ” với thương tích đầy mình

Vào T9/2021 và T10/2021 mình có chủ động lập danh sách để xin phần quà hỗ trợ trên Công đoàn, mỗi phần quà gồm: gạo, dầu ăn, đường, mì, cá hộp,… tuy vậy cũng không đủ hết phần cho mọi người nên người có thì vui, người không thì nạnh, cứ thế liên tục bị mọi người gọi điện, nhắn tin để chất vấn khiến cuộc sống riêng tư của mình cứ bị làm phiền miết, rồi thêm chuyện nữa là tiền hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi dịch,… khi sự phản ánh đến tai của Ban lãnh đạo nên mình bị khiển trách vì “xin không đủ quà” cho mọi người dẫn đến “mất đoàn kết nội bộ”, làm mình nhớ đến câu “nhiệt tình cộng thiếu hiểu biết đâm ra phá hoại” vì là phá hoại nên mình cũng không dám đụng tay đến nữa, về sau Công đoàn có ban hành thêm vài công văn hướng dẫn để nhận tiền hỗ trợ mình cũng không buồn mà đụng tay vào nữa.

Nhật ký leo núi Chứa Chan Tháng 11/2022

Ngày 29/06/2021, mình được tiêm vắc xin mũi đầu tiên; tiếp đó là mũi hai, mũi ba mỗi lần cách nhau khoản sáu đến bảy tuần, sau mỗi lần tiêm cũng không bị hành quá nhiều lúc thì đau cơ nhẹ, lúc thì nhứt đầu nhưng chung quy không có gì quá nghiêm trọng. Nhớ đợt chích mũi hai vừa xong mình hơi mệt nên lên phòng nằm nghỉ suốt buổi chiều, cô quản lí cứ điện hỏi thăm miết sợ mình mệt, nhưng nguyên nhân chính là do tối hôm trước sinh nhật Thành rùi hai thằng đẩy hết hơn một thùng tiger, đâu đó tầm mười giờ tối mới có thông báo là sáng đi chích vắc xin, lỡ rồi biết sao giờ nên cứ chơi thôi, sáng hai thằng mệt lả người, nghĩ mà buồn cười tới giờ chưa dám nói thật với cô, còn phía Thành rùi sáng nó đi chích xong bác sĩ đuổi về mà không dám về sợ có phản ứng phụ nên cứ ngồi gần xe cấp cứu gần một tiếng sau khi chắc chắn không sao mới dám về.

hồi ký chống dịch
“Mày không thoát được đâu con trai”

Mỗi lần có ca dương tính là mỗi lần phải lấy xe tải chở ca bệnh ra trạm y tế xã để chở đi cách ly tập trung, những ngày cuối tuần có ca bệnh bên trạm y tế không kịp đem đi thì anh em phải tạm cách ly ở “vườn chuối”, lại là vườn chuối suốt cả thời gian dịch vườn chuối hiện lên như một địa điểm hot nhất trong công ty, hễ mỗi lần test mà phát hiện ca bệnh thì tụi mình cứ nói: “vườn chuối thẳng tiến” là tự hiểu!

Ngày 29/10/2021, phát hành thông báo 02-COVID/LTP về việc Công nhân viên trở lại làm việc trong tình hình bình thường mới; Ngày 30/10/2021, phát hành thông báo 03-COVID/LTP về việc phát hiện 17 ca dương tính Covid ở khu vực quanh công ty – kéo dài thời hạn 3 tại chỗ và hoãn thực hiện Thông báo 02-COVID/LTP; Ngày 05/11/2021, phát hành thông báo 04-COVID/LTP về việc Công nhân viên trở lại làm việc trong tình hình bình thường mới, với những quy định bắt buộc phải tuân theo quy định chống dịch của Cơ quan chức năng và quy định nội bộ. Sau ba lần ban hành rồi tạm hoãn, vào ngày 08/11/2021 toàn thể Công nhân viên đã trở lại cuộc sống và làm việc bình thường, kết thúc quá trình gần ba tháng làm việc “3 tại chỗ” bắt đầu từ ngày 19/08/2021, sau đó ban hành thêm vài Thông báo nữa nhưng chỉ để cập nhật theo tình hình chống dịch mới của Cơ quan chức năng. Cả quá trình phong tỏa đi giao hàng, test ca bệnh, vào ra đủ ngõ ngách mà không sao, vừa mới về nhà chưa được một tháng thì dính, qua tuần sau thì bạn Mo dính, hai đứa phải ở nhà tự cách ly gần một tháng trời mới được xuất cung.

Hồi ký chống dịch Covid T12/2021

Sau khi được sự chấp thuận của Ban lãnh đạo và Công đoàn Cơ sở Công ty, tụi mình có đứng ra Thông báo và Thành lập Ban Tổ Chức để chuẩn bị cho giải đấu, chuẩn bị cho Anh chị em công nhân viên tranh tài. Hai năm dịch bệnh nên giải đấu bị gián đoạn, được tin năm nay tổ chức ai cũng lấy làm vui mừng, phấn khởi ráo riết chuẩn bị tập luyện, làm cho người tổ chức như mình cũng phấn khích không kém.

THÀNH PHẦN BAN TỔ CHỨC

Theo thống nhất thì thành phần Ban Tổ Chức (BTC) gồm mình và bạn Thành, Chị Bích (Thư ký) đứng ra chịu trách nhiệm sắp xếp, chuẩn bị mọi thứ cho giải đấu.

THÔNG BÁO GIẢI ĐẤU

Theo như thông báo ngày 20/12/2022, thì giải đấu có sự tham gia của Đội khách mời là Công ty Nhựa Toàn Hưng, nhưng càng về sau theo đa số ý kiến thống nhất của các đội thì sẽ mời đội Công ty Nhựa Toàn hưng đá giao hữu chứ không tham gia giải đấu.

Thời gian dự kiến đá giải là vào ngày 15/01/2023, tại sân cỏ mini Đại Nam, xã Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TP.HCM. Nhưng Ban Tổ Chức xét thấy thời gian đó quá cận Tết Nguyên Đán, có nhiều anh chị em ở xa sẽ về trước ngày nghỉ phép nên đã quyết định dời lịch đấu sớm hơn một tuần, tức là ngày 08/01/2023.

Chuyện ngoài ý muốn

Khi đến  diễn ra giải đấu tụi mình với bên chủ sân có xảy ra những tranh cãi đáng tiếc nên trong sáng ngày 08/01 phải dời địa điểm thi đấu sang sân Phát Đạt, nguyên nhân cũng chỉ vì chủ sân không cho tụi mình đem nước uống vào sân của họ, trong khi tụi mình chỉ chuẩn bị nước uống cho vận động viên thi đấu thôi, chứ không bao gồm khán giả nên họ vẫn có thể bán nước cho khán giả ra xem cổ vũ, tụi mình chơi ở sân này mấy năm nay nhưng vẫn không hiểu sao chủ sân lại hẹp hòi như vậy, chỉ vì vài chai nước mà họ sẵn sàng hủy giải của tụi mình cố công chuẩn bị cả tháng trời, đáng nói hơn ngoài tiền sân, họ vẫn thu tiền trọng tài, tiền giữ xe,… thôi thì chuyện đã qua dù gì giải cũng thành công ngoài mong đợi, mọi người được vui vẻ, mà không ai có chấn thương ngoài ý muốn!

THÀNH PHẦN VÀ ĐIỀU LỆ THI ĐẤU

ĐỘI BÓNG NỮ

  •  Đối với giải bóng đá nữ : Bao gồm 3 đội : Bao Bì + Văn Phòng, Trục Cước, Máy Ép
  • Thi đấu vòng tròn tính điểm, mỗi trận Thắng 3 điểm, Hòa 1 điểm, Thua 0 điểm
  • Gồm 3 lá thăm, (A-B-C) . Thi đấu 2 hiệp, mỗi hiệp 15 phút, Nghỉ giữa hiệp10 phút.
  • Trường hợp kết thúc trận đấu với tỉ số hòa thì đá penalty để quyết định thắng thua ( mỗi đội đá 3 lượt).

Theo kết quả bốc thăm chia cặp đấu vào ngày 27/12/2022, thì thứ tự đối đầu các đội bóng nữ như sau:

đội bóng nữ

ĐỘI BÓNG NAM

  • Đối với giải bóng đá nam: Bao gồm 5 đội: Văn Phòng, Trục Cước, Máy Ép, Kho hàng, Xà Bông – Kem.
  • Gồm 5 lá thăm, (May Mắn – 2May Mắn – 3May Mắn – 4 – 5).
  • Thi đấu 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút, Nghỉ giữa hiệp 10 phút.
  • 3 lá thăm may mắn trực tiếp vào Bán Kết. Lá thăm 4 – 5 tranh vé vào Bán Kết
  • Nếu kết thúc với tỉ số hòa thì đá penalty để quyết định thắng thua ( mỗi đội đá 5 lượt).
  • Trận tranh vé Bán Kết sẽ đá vào lúc 18h ngày 07/01/2022

Theo kết quả bốc thăm chia cặp đấu vào ngày 27/12/2022, thì thứ tự đối đầu các đội bóng nam như sau:

đội bóng nam

QUY ĐỊNH THẺ PHẠT

Nếu đội nào dính thẻ phạt thì sẽ nộp lại BTC : Thẻ Vàng 50.000đ và thẻ đỏ 100.000đ (thẻ đỏ thiếu người trong 2 phút).

CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

ĐỘI NỮ

ĐỘI NAM

  • Đội vô địch: 3.000.000 đồng + Cúp vô địch + Cờ lưu niệm
  • Đội về nhì: 2.000.000 đồng + Cờ lưu niệm
  • Đội về ba: 1.000.000 đồng + Cờ lưu niệm
  • Đội về tư: 500.000 đồng
  • Khuyến khích: 01 phần quà tinh thần
  • Vua phá lười: 200.000 đồng

Ngoài ra Ban tổ chức sẽ tiến hành bốc thăm trúng thưởng 10 phần quà may mắn cho những khán gia theo dõi trận đấu, mỗi phần quà trị giá 100.000 đồng.

Trong suốt quá trình diễn ra giải BTC cũng sẽ chuẩn bị nước uống, trái cây và thức ăn nhẹ cho anh chị em tham gia thi đấu và cổ vũ.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH TÀI TRỢ CHO GIẢI ĐẤU

  1. Công ty Liên Thành Phát
  2. CDCS Công ty Liên Thành Phát.
  3. Công ty TMDV CTW Việt Nam
  4. Công ty Thiết kế WebDC – Quảng cáo Google
  5. Công ty SXTM Nhựa Toàn Hưng 
  6. Công ty Kỹ Thuật Tự Động TNP 
  7. Cửa hàng thuê lều và dụng cụ cắm trại A Cắm Trại Đi
  8. Cùng một số cá nhân khác là đồng nghiệp bạn bè thân hữu của mình.
  9. Ngoài ra 08 đội tham gia  mỗi đội đóng góp 500.000 đồng để tạo nguồn quỹ và trách nhiệm thi đấu.

Thay mặt anh chị em công nhân viên chân thành cảm ơn tấm lòng quý báo của quý Công ty, anh chị em đã tài trợ cho giải đấu.

Chân thành cảm ơn!

TỔNG KẾT GIẢI ĐẤU

  • Vô địch nữ: Đội Bao bì
  • Về nhì nữ: Đội trục cước
  • Khuyến khích nữ: Đội máy ép
  • Vua phá lưới nữ: Bạn Liễu (Máy ép)
 ➡  ĐẶT MUA GIÀY – ÁO QUẦN ĐÁ BANH TẠI ĐÂY
  • Vô địch nam: Đội máy ép
  • Về nhì nam: Đội trục cước
  • Đồng giải ba: Đội Văn phòng – Đội xà bông
  • Khuyến khích nam: Đội kho hàng
  • Vua phá lưới nam: Phong (Máy ép)
  • Lá thăm may mắn thuộc về: Nguyên, Vi, Hiếu, Cường, Đa Ra, Liệt, Công, Thy.

HÌNH ẢNH GIẢI ĐẤU

TẢI THÊM HÌNH TẠI

 ➡  ĐẶT MUA GIÀY – QUẦN ÁO ĐÁ BANH: TẠI ĐÂY

Đội Văn Phòng của tụi mình đá trận đầu thắng Kho hàng, lực lượng vốn mỏng chỉ có 06 người thi đấu siêng suốt, qua sáng ngày 08/01 anh Châu bị chấn thương không thi đấu được, còn 05 người đá suốt buổi, thêm gặp đội Máy Ép với lực lượng khá đồng đều, hai đội hòa nhau với tỉ số 2-2 ở hiệp đấu chính thức nên tiến hành đá penaty, kết quả bên Máy ép thắng với tỷ số 6-5. Kết quả không được như ý muốn nhưng kệ, miễn anh em vui vẻ là được!

Đọc thêm bài viết: Nhật ký leo núi Chứa Chan Tháng 11/2022

Anh ngồi bên bàn tròn đặt ở giữa cái sân nhà đang được che bởi tấm bạt in dòng chữ dịch vụ tang lễ, khoác trên mình bộ áo vải trắng cột lên trán là chiếc khăn tang, ly rượu đế trên tay vẫn còn đang uống dở, anh vừa nói vừa khóc hu hu như một đứa trẻ đôi mắt đỏ he với hai dòng lệ, miệng vẫn không ngừng luyên thuyên về những ký ức mà anh đã từng gắn bó với người mẹ quá cố của mình và rằng anh chưa kịp báo hiếu thì mẹ đã đi xa,… với bộ dạng anh lúc này chẳng khác nào một con thú hoang bị thương đang lạc mẹ, mất phương hướng đang vẫy vùng tìm kiếm sự an ủi, vỗ về để che lấp đi những lỗi lầm vốn đã theo anh hơn nữa cuộc đời.
Anh năm nay ngót nghét trải qua gần bốn mươi cái xuân xanh, dáng người tuy có hơi mảnh khảnh nhưng được cái trời ban cho anh cái sức khỏe mà ai cũng phải ganh tị, cái sức khỏe để có thể ngồi xếp bằng trên những tấm chiếu manh rách bơm cùng say sưa với các chiến hữu từ sáng đến chiều với chai rượu và đĩa mồi lúc xa xỉ nhất chỉ có vài ba trái cóc ổi xoài non cùng với muối chấm, từ ngày này qua ngày khác mà chưa ai thấy anh ốm đau ngày nào để phải từ bỏ cái thói quen ấy nhàn hạ ấy. Ở cái tuổi của anh thì nhiều bạn đồng trang lứa đã yên bề gia thất, tất bật với cuộc sống mưu sinh thường nhật nhưng đối với anh anh vẫn coi đó là điều chẳng đáng phải quan ngại, vì cuộc sống của anh đã có mẹ gánh vác ngoài mẹ anh ra thì chẳng có ai có thể đủ kiên nhẫn nói chuyện một cách tử tế với anh, có thể vì lẽ đó mà trong tất cả các câu cửa miệng khi anh nói chuyện điều mở đầu bằng từ “mẹ” hoặc từ “má”…và trong cơn men anh cũng thường xuyên dùng hình tượng “mẹ”, “má” để hét thẳng vào mặt người đối diện như thể răn đe những kẻ mà anh cảm thấy không thân thiện, nhầm tỏ rõ uy lực của một người ngang tàn không sợ trời đất, cái giới hạn duy nhất trói buộc được anh đó là tinh chất được chiết xuất từ quá trình lên men lúa gạo.
Là anh lớn trong một gia đình đông anh em thuộc top nghèo nhất trong xóm, những người em đều đã có gia đình và đi làm ăn xa để lo miếng cơm manh áo, nhưng điều đó cũng chưa đủ động lực để anh phải thay đổi cái thói quen vốn đã bám rễ trong tiềm thức của mình, lúc mẹ anh còn tại thế bà lấy đỗi tự hào khi thi thoảng thấy anh làm trọn vẹn một vụ mùa gieo cấy trong năm, những lúc ấy mỗi khi có dịp đi chợ, đám tiệc hay có khi chỉ là gặp hàng xóm bên đầu ngõ thì bà vẫn cứ hay lấy việc anh có sự chuyển biến trong thói quen khi đã biết chí thú làm ăn để khoe với làng trên xóm dưới, trong một nỗ lực mai mối như để “chào hàng” cho đứa con trai mới trạc tứ tuần của mình với hy vọng có người đàn bà nào đó để mắt đến anh mà ưng cái dạ về chung nhà mà bầu bạn với anh.
Anh xưa nay không xài điện thoại, anh cho đó là lãng phí mà nghĩ cũng lãng phí thật vì muốn kiếm anh đâu khó, phần lớn thời gian trong cuộc đời anh để giành mài nhẵn đít quần trên ghế của quán rượu trong chợ, ngày nào cũng thế từ sáng đến tối mịt. Ngoài quán rượu anh còn một điểm hẹn khác nữa cùng với chiến hữu đó là cái láng ở dưới chân đồi trong rẫy tiêu đã trụi hết lá vì thiếu nước và tay người chăm bón, hôm nào kiếm được dăm ba đồng thì anh ngồi bên quán rượu, hôm nào chỉ đủ tiền mua rượu thì anh ngồi bên láng trong rẫy tiêu do vậy muốn kiếm anh chỉ cần ra một trong hai chỗ ấy khắc sẽ gặp.
Anh được xem là người nổi tiếng nhất trong xóm xét cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, vì từ làng trên xóm dưới hầu như ai cũng biết mặt, tiếng của anh cứ oan oan trong đêm mỗi khi say khướt trên đường về nhà, tướng đi loạng choạng vì ngấm men lúc đầu những con chó trong xóm còn táo tợn sủa inh ỏi, dần dần tụi nó cũng “quen mùi” của anh nên giờ thì chỉ sủa vài tiếng đầu lấy lệ để cho chủ nhà yên tâm là nó vẫn đang cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Tụi con nít trong xóm thì hay kêu anh là anh Chí – Chí trong Chí Phèo tên một nhân vật của nhà văn Nam Cao; càng ngày cái tên Chí cũng được cả người lớn trong xóm truyền miệng nhau và cứ thế anh quen dần với cái tên ấy. Một ngày nọ, cả xóm được một phen bàn tán xôn xao khi hay tin anh Chí bị công an bắt nhốt, chuyện là trong lúc say xỉn anh Chí đánh người gây thương tích rồi bị người ta kiện, tòa xử án công khai lấy anh làm gương để cảnh tỉnh cho người khác, hai năm sau anh ra tù nhưng vẫn chứng nào tật này không thay đổi gì, bởi ông cha ta ngày xưa có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tánh khó dời” là vậy.
Quá nửa đêm khi khách viếng đã về hết chỉ còn lại người nhà và một vài chiến hữu của anh vẫn đang tiếp tục ngồi nhậu, nhóm khác thì đánh bài “giữ bàn” cho đám đỡ vắng người khi về khuya, lúc này anh thì đã ngà say châm điếu thuốc hút sẵn đứng đốt nhang cho mẹ với đôi mắt đỏ hoe, không biết là anh đang khóc hay là do thiếu ngủ mà ngó bộ khá mệt mỏi.
Sáng ra, khi đưa mẹ anh về với tổ tiên người ta phải lây mãi thì anh mới tỉnh dậy, nhìn anh lúc này chẳng còn một chút sức sống nào, gương mặt hốc hác, bần thần, mắt đỏ hoe, đứng ngáp ngắn ngáp dài nên chẳng ai trách khi mẹ anh chưa kịp về đến suối vàng thì anh đã vội quay lưng bỏ đi. Trong khi tiếng trống kèn vẫn inh ỏi đan xen giữa dòng người đang đưa tiễn người quá cố, tiếng khóc, khói nhan, làm cho không khí hết sức nặng nề, anh Chí lúc này vẫn lầm lũi bước đi trên con đường mòn dẫn thẳng ra sân những tấm bạt đang dần bị người ta tháo dở xuống, ở một gốc sân dưới tán cây xoài bên bờ mương, một bàn nhậu thịnh soạn đã được bày ra để chiêu đãi khách viếng, nhìn quanh cũng những gương mặt thân quen, là những chiến hữu quá hiểu ý khi đã chừa sẵn riêng anh một chỗ ngồi!
Saigon, 25/11/2022

Mình ngồi chờ một hồi lâu thì Cô Năm đi chợ về, cô ngồi trên chiếc xe đạp điện cũ kỹ phía sau ba ga cột nằm tấm lịch bóc của tiệm vàng mà cô vừa xin ngoài chợ, trên cổ xe treo lủng lẳng vài ổ bánh mì không, còn ở giữa xe chỗ gác chân thì cô chở nữa bao xi măng, cô vừa đá chống xe miệng vừa hỏi:

  • Mày tới lâu chưa?
  • Dạ cũng được một lúc rồi cô!
  • Tao chờ mày sáng giờ chừ không rõ khi nào mày tới nên mới tranh thủ chạy ra ngoài chợ mua xi măng để về trám cái sân chứ nó nứt hết ráo.

Hai cô cháu đương ngồi nói chuyện thì từ đâu con chim cu chạy qua chỗ Cô Năm ngồi, nhưng vừa thấy mặt mình thì con chim cu bỗng dưng khựng lại không dám bước tiếp nữa.

  • Không sao đâu con! Qua đây “cục dàng”, qua đây ngoại cho ăn bánh mì nè…qua đây con!

Quả thực con chim cu như nghe được tiếng gọi của Cô Năm nó bước rón réng từng bước một qua bên chỗ Cô Năm nhưng mắt vẫn cứ ngó nghiêng nhìn theo từng cử chỉ tay chân của mình, mỗi lần mình di chuyển tay chân qua lại thì ảnh bỗng đứng lại quan sát ngụ ý chờ hành động tiếp theo như thế nào rồi mới bước tiếp.

  • Không sao đâu con, qua đây, chú người tốt không bắt con đâu!

Cô Năm vừa nói vừa lấy ổ bánh mì mua từ sớm ngắt ra một góc rồi xé ra thành từng mẫu vụn nhỏ mà vứt qua phía trước mặt con chim cu đang đứng, nhanh nhảo nó đớp liền cục bự nhất rồi nhanh chân bay lên bậc thềm nhà mà ăn ngấu nghiến một cách ngon lành.

  • “Cục dàng” của tao đó! Nó khôn lắm mày ơi, sáng nào cũng phải có bánh mì, cà phê cho nó ăn thì nó mới chịu yên (chuyện thật như đùa), chứ thử mày không cho nó ăn xem nó phá cho mày phát bực. Hôm trước đây, sáng tao không cho bánh mì nó ăn nó nghe tiếng tao bên nhà con Tuyền qua tận đẵng kiếm tao (vừa nói cô vừa chỉ tay qua nhà bà chị bán bánh mì phía bên đường gần nhà cô), tao đuổi về mà nó cũng mò qua, bực quá tao phải mua bánh mì của con nhỏ cho nó ăn thì nó mới chịu yên đó đa.
  • Trong nhà nó chỉ gần mỗi tao, tao đi đâu nó theo đó ai thấy cũng khen con này khôn, người ngoài dễ dầu gì lại gần được nó, mà thằng này á hả cái giống ôn gì nó cũng ăn hết thẩy nào là: bánh pía, bánh mì, chuối, cà phê, mức, trái cây,…mà nó phá lắm mày ơi chuối tao để vậy đó mà ăn nó không ăn cho hết nguyên trái đâu cứ mỗi trái nó mổ một ít trái nào cũng mổ mày nghĩ bực không chớ!
  • Cô nuôi nó lâu chưa?
  • Lâu! Nuôi từ lúc mới nở lận mừ, có chút xíu, tao mua tận hai trăm ngàn bạc lận, lúc mới đem nó dìa ai cũng kêu là nuôi nó không sống đâu, mà chừ mày thấy đó giờ cũng hơn một năm rồi còn gì, giờ hễ tao đi đâu thì thôi chứ hễ về nghe tiếng tao là ở đâu nó cũng chạy ra mừng!

Cô Năm năm nay chừng hơn bảy mươi tuổi ngoài, tóc hạt muối tiêu, da mặt đã chi chít nếp nhăn, dáng người mảnh khảnh chỉ đâu đó tầm mét rưỡi đổ lại, người ốm, da ngâm đen, miệng lúc nào cũng phì phà khói thuốc, xưa cô làm nghề “cò đất” nhưng nay cô đã nghỉ hưu và giao phần việc này cho người con trai út quản lý, con trai út cô mở cái văn phòng giao dịch bất động sản ngay mặt lộ lớn trong xóm, thuộc phần đất của gia đình cặp sát nhà cô, ngoài con trai, cô còn có thêm một người con gái lớn cũng đã có gia đình ra ở riêng dựng nhà tường kiên cố sát ngay phía sau đuôi nhà cô.

  • Anh làm ăn khá không cô?
  • Ui! Nó đóng cửa đi miết, đất đai giờ ai mua bán đâu hai năm nữa dô năm tỵ may ra khá nổi (vừa nói cô vừa bấm ngón tay nhẫm tính tý, sửu, dần,…ngó mặt khá nghiêm nghị).
  • Chứ giờ ảnh thường làm gì cô?
  • Đi câu! Sáng ra nó đưa con đi học đâu đó xong là xách cần câu cùng với nhóm bạn trong bất động sản của nó đó cả đám đi câu, bữa câu cá về bán được dăm ba trăm ngàn, mới hôm kia đây nó câu được cá chép đem về nhờ tao đi bán cho chòm xóm cũng được đâu gần một triệu rưỡi bạc. Buổi chiều, nó rước con về rồi xỏ giày ra đá banh chung với mấy thanh niên trong xóm dưới nè, nó có thằng con lớn cũng giỏi đá banh lắm, đá trong trường mà bằng khen miết hà, trừ những bữa đi học thì thôi chứ vừa mới tới nhà đặt cái cặp xuống là một tay cầm chay nước một tay cầm đôi giày chạy ra đá với thằng cha nó, đi miết tới bảy giờ tối mới về ăn cơm rồi học bài. Còn chừng thứ bảy hay chủ nhật hả mày khỏi kiếm nó đâu xa cứ xuống sân banh xóm dưới là thấy nó trên đó miết vậy đó từ sáng tới chiều tối mới chịu về ăn cơm.

Cô Năm dân gốc Quận 4, Sài Gòn nên chất giọng và kiểu cách nói chuyện khá rắn rỏi, cô luôn miệng nói:

  • Tao sống chi rất là biết điều, ai nấy trong xóm điều thương tánh thao thiệt thà, thích sự ngay thẳng hễ ai làm điều hay nói lẻ phải không kể lớn nhỏ tao đều nghe hết thẩy, chứ đừng đặt điều nói tầm bậy tầm bạ thì tao chửi cho mà xấu mặt với thiên hạ. Hôm trước đây có thằng “Trưởng Ác” (tức là Trưởng Ấp – do Cô Năm ghét nên cứ luôn miệng gọi ổng là Trưởng Ác), nó cậy quyền cậy thế không giúp được dân ngược lại còn kiếm chuyện làm khó dân đủ điều, tao lên ấp tao chửi, sau rồi tao luôn xã tao gửi đơn thưa, xã chậm giải quyết tao lên huyện tao thưa tiếp, tao lên xuống vậy đó gần ba tháng trời, giờ nó bay màu với tao, hết tháng mười hai này nó đi rồi, nghỉ hưu non.

Nói đoản Cô Năm phá lên cười khoái chí, ngó chừng như rất hả dạ.

Sau giải phóng năm 1975 tình hình kinh tế, chính trị trên Sài Gòn đương bất ổn nên gia đình cô phải lưu lạc về đất Giang Điền, Đồng Nai này để mà khai phá đất đai, lập thân mưu sinh. Theo lời Cô Năm trước đó vài năm từ khoảng chừng năm 1972 – 1973 du kích địa phương và quân ngụy ở đồn bốt gần đó đánh nhau như cơm bữa, sáng đi chợ gặp thây chết nằm ngoài đường là không phải là chuyện hiếm.

Hồi ký: Rừng Nam Cát Tiên – Bảo Lộc | Chuyến đi nhớ đời!
  • Cô có sợ không?
  • Sợ chớ! Nhưng thời cuộc mà có tránh được đâu, có lúc du kích nữa đêm họ gõ cửa nhờ băng bó vết thương, xin vài ngụm nước, vài chén cơm nguội rồi đi. Hồi xưa trên này toàn là rẩy mía, rừng cao su làm gì có nhà, thưa thưa vài ba cây số may ra có được một căn, còn xóm trên thì nhà cửa đông đúc hơn (cô chỉ tay về hướng chợ) dân xóm đạo Bắc 54 ấy, nhà cửa tuy có nhiều thiệt nhưng mà người ở thì ít , phần người chết do đạn pháo lạc, phần thì chán cảnh chiến tranh chết chốc nên bỏ đi xứ Bình Phước, Lâm Đồng vô rừng khai hoang tránh cái sự đời chém giết sống cho nó yên cái thân.
  • Hồi đó tao bán nhà trên Quận 4 được chục cây vàng, xuống đây mua đất, trồng mía nuôi con cho đến giờ.
  • Đất cô được nhiều không?
  • Nhiều! Nguyên khu này hồi xưa của tao hết chứ đâu cũng gần chục mẫu, mà bán lần hết rồi giờ chỉ còn cái nền nhà mày đương ngồi, cái nền nhà cho tụi con cháu ở, với còn vài sào ở xóm dưới tao kêu bán để cho con cháu ít vốn còn lại tao để tiền dưỡng già, vài tháng trước có người người trả bốn tỷ rưỡi mà tao không bán, tao đòi năm tỷ, xong đến nay đất cát nó đứng hết ráo cũng không ai hỏi han gì thêm nữa.
  • Giờ cô ở có mình ênh sao?
  • Ừa, mà coi đó ở một mình mà cũng có được thảnh thơi đâu cứ làm luôn tay luôn chân ấy chứ!
  • Chừ cô làm gì mà bận?
  • Ui! Nào là gà, chim cu, bồ câu, cá hải tượng, chó, mèo, bò, thỏ,… sáng dậy dọn dẹp chuồng trại, cho tụi ăn là hết ngày, ngày nào cũng như ngày nấy mệt bở hơi tai.

Đang nói chuyện vừa thấy con chim cu ăn hết bánh mì Cô Năm kêu:

  • Qua đây “cục dàng”! Qua đây ngoại cho nè!

Vài mẫu bánh mì xé nhỏ lại từ tay Cô Năm bay sang trước mặt con chim cu đang chực chờ sẵn. Nhìn con chim cu này đúng tếu, nếu không muốn nói là ngầu như dân anh chị, nó màu xám có cái mỏ dài và cong nhọn ở phần đầu, hai cái lỗ mũi lưa thua vài nhúm lông như râu của đàn ông, mắt nó thì to sáng cứ nhìn dáo dác, phần lông ở cổ thì khúc có khúc không nhìn như có ai nhổ lởm chởm, cái cánh một bên thì áp sát vào thân, cánh còn lại thì xà xuống vừa đi vừa cạ xuống đất, hai cặt dò màu vàng sậm nhỏ xíu như hai cây tâm.

  • Ủa cánh nó bị sao vậy cô?
  • Tội nghiệp! Tháng trước nó giành ăn với con gà, bị con gà bay lên đá cho máy phát gãy cánh luôn nên giờ cứ buông một cánh đi vậy đó.
  • Nhìn nó giang hồ ghê cô ha!
  • Ừa! Bời nó mới lỳ

Hai cô cháu đồng thanh cười giòn tan!

Một tiếng đồng hồ ngồi nói chuyện với Cô Năm mà mình hấp thu được khá nhiều năng lượng tích cực để nuôi dưỡng cho cái tâm trí non nớt đang dần thành hình, tuy tuổi đã xế chiều nhưng mỗi khi nói chuyện giọng cô luôn tràng đầy năng lượng, cuộc sống cô luôn đầy sắc màu tích cực. Thời thế biến đổi cùng với đó là những quan điểm sống cũng dần thay đổi theo cho phù hợp với thời cuộc, nhưng phải chăng cái sự vui thú của tuổi về già không phải là bạc vàng cao sang mà là được sống yên vui gần con cháu, trong yêu thương đùm bọc của tình làng nghĩa xóm, được săn sóc, nói chuyện không cần có lời đáp với những con vật mà ta nhìn vào tưởng chừng như chúng vô năng nhưng kỳ thực chúng có một sự gắng kết rất đặt biệt với con người, chúng không nói được tiếng người nhưng tạo hóa ban cho chúng cái khiếu có thể cảm nhận được người tốt và người xấu mà gửi thân gắn bó, hoặc có khi chỉ bằng mùi cơ thể của người đó mà thôi?

Đồng Nai, 24/12/2022

Cơn mưa bất chợt vào những ngày cuối năm làm cho không khí Sài Gòn dịu bớt đi và nhịp sống vốn dĩ hối hả bỗng dưng chậm dần lại, những giọt mưa từ mái nhà cứ thế từng giọt rơi xuống trên những chiếc lá non còn bám đầy bụi đường đang cố vươn mình sinh sôi qua những vết nứt của từng mảng bê tông trải dài như vô tận, dù vậy cơn mưa cũng không thể cuốn trôi đi những buồn phiền trong lòng em lúc này! Chắc vì những gì thuộc về ký ức thì chỉ có thời gian mới có thể xóa nhòa hoặc cũng có thể là không?

Em buồn quá anh, bạn ấy có bạn trai mới rồi! 

Hôm nay! 

Em thấy công khai trên facebook! 

Vậy là hết thật rồi anh!

Sao đến giờ em vẫn chưa buông? 

Sao cứ gặm nhấm mãi nỗi buồn thế?

Vì em còn thương!

Vì sao không níu?

Có lẽ vì em luôn là người xấu trong câu chuyện của bạn ấy, giữa tụi em không thể ngồi lại nói chuyện với nhau được, vì em không thể hiểu nổi suy nghĩ của bạn ấy mặc dù đã cố gắng trao đổi, chứng minh rất nhiều, vì rằng em chỉ mong sao bạn ấy hiểu cho công việc em một chút thôi, vì và vì…

Thế đó đôi khi chúng ta bỏ lỡ nhau cũng chỉ những cái “vì” của những “cái tôi” quá lớn mà hầu hết mình đều không nhận ra, tuy không nhận ra nhưng đó lại là một khoảng cách vô hình rất lớn trong tâm thức của mỗi người, nó dần hình thành trong quá trình hai đứa bắt đầu quen và tìm hiểu sâu về nhau hơn và bức tường vô hình đó ta có thể hình dung nó như là: Anh/em phải tự biết/hiểu anh/em là như thế này, là thích/không thích cái này, cái kia…mình tự cho phép bản thân mình áp đặt suy nghĩ của bản thân cho đối phương và mong rằng đối phương sẽ hành động theo đúng những gì mà mình trông chờ và rồi khi đối phương không thể hiện, đáp ứng đúng theo như những gì mà trong đầu mình nghĩ thì khoảng cách giữa hai người ngày càng xa, bức tường vô hình ngày càng rõ dần kết quả tất yếu là những xung đột trong suy nghĩ dẫn đến những hành động sai lầm, “hành động là hệ quả phản ánh những điều ta suy nghĩ trong đầu” đó là “bản ngã” của con người.

Đôi khi mình tự huyễn hoặc bản thân mình rằng không có người ngày sẽ có người khác, Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu “Người ta nghĩ rằng những hạnh phúc, những điều mới mẻ nhất sẽ đến trong tương lai. Cũng có thể! Nhưng người ta đâu biết rằng: những gì người ta mong muốn và cần nhất chỉ đến đến một lần trong đời”.

Vậy em sẽ quên được bạn ấy chứ?

Em cũng không biết, em cũng đã cố gắng quên bằng cách chìm đắm trong cơn men, thử trả thù cuộc tình này bằng việc làm tất cả những điều mà xưa giờ bạn ấy không thích ở em, cũng thử tìm hiểu một mối tình khác nhưng… Anh biết sao không! Những con đường quen thuộc, những góc phố, hàng cây mà gắn chặt với kỷ niệm của hai đứa vẫn cứ hiện hữu ở đó và hình bóng bạn ấy vẫn ở đây trong tâm trí em gắn chặt ở đó, khoá kín trong tủ sắt mà dường như từ lâu em đã quên mất mật khẩu để mở nó ra! Nhiều đêm em có lúc em cảm thấy không thở nổi, khi bị những nỗi đau đè nặng tâm trí…Có thể, em sẽ quên được nhưng chắc sẽ không phải bây giờ…!

Nghĩ về quá khứ với những chuyện đã qua làm cho ta mạnh mẽ hơn, hướng đến tương lai làm ta thêm hy vọng và sống trọn vẹn với hiện tại để thấy mình có trách nhiệm hơn, cố gắng làm mọi thứ có thể để không phải hối tiếc vì vốn dĩ hôm nay sẽ là quá khứ của ngày mai và khi bỏ lỡ một người có lẽ là bỏ lỡ cả một thanh xuân?

Những tia nắng hiện dần sau những đám mây ngầm báo hiệu cho một sự tiếp nối trong vòng quay tất bật của cuộc sống. Sống là hành trình đi đến cái chết! Mỗi người trong chúng ta điều có quyền lựa chọn cách sống cho riêng mình, những gì trong quá khứ mãi mãi là trong quá khứ không thay đổi được dù muốn dù không, chỉ khi đứng lên bước đi tiếp thì cứ sau mỗi bước chân là lúc quá khứ sẽ được hình thành và mình là người tự tay viết nên câu chuyện cho những quá khứ sau ấy.

Saigon, 02/12/2022

Mình được đánh thức bởi tiếng kêu chít chít của những chú gà con đang được gà mẹ dẫn đi tìm kiếm thức ăn vào buổi sáng sớm. Suốt cả buổi tối hôm qua hai đứa cũng không ngủ được một giấc ngủ trọn vẹn, do trên núi lạnh quá phần thêm trời mưa nên trời lạnh càng thêm lạnh. Tụi mình cắm trại trên đỉnh núi Chứa Chan ở độ cao 837m so với mặt nước biển, chỗ hạ trại là khoảng đất rộng cách không xa khu vực trạm gác radar quân sự được đặt ở đỉnh núi có bộ đội thường trực canh gác, trên nền đất không quá bằng phẳng nhưng bù lại được bao quanh bởi những cây lớn, và những bụi cây cỏ cao quá đầu người, với vị trí này giúp cho tụi mình tránh được những cơn gió lạnh vào ban đêm, cách không xa điểm hạ trại của tụi mình cũng là điểm hạ trại của những nhóm leo núi khác.

Cả nhóm quây quần bên nhau để nướng đồ ăn tối và trò chuyện dưới tấm tăng chống mưa, xung quanh là lều của từng bạn trong nhóm đã được dựng san sát nhau, lúc này ngoài trời vẫn còn mưa lất phất bay, kèm theo gió lạnh càng về khuya mây mù càng nhiều, có những lúc tưởng chừng tụi mình như bị mây mù nuốt chửng vì rằng mặc dù ngồi đối diện nhưng cũng không thể nào nhìn rõ được mặt nhau.

Nhóm tụi mình tổng cộng 16 người, đa phần trong nhóm đều là những bạn đã từng leo núi hoặc từng đi cắm trại, chỉ có vài bạn đây là lần đầu tiên tham gia leo núi, mình khá khâm phục ý chí của các bạn ấy vì đã cố gắng vượt lên chính mình hoàn thành hành trình không một ai bị bỏ lại.

leo núi chứa chan
Nhìn trên đỉnh núi xuống Xuân Lộc

Tụi mình bắt đầu leo vào lúc 16h45 phút, sau một đoạn khoảng một tiếng đồng hồ thì bắt đầu có sự phân sức và tách thành từng nhóm nhỏ, mình và bạn Mo vẫn cố gắng duy trì ở nhóm giữa, nhóm tụi mình chọn leo theo đường cột điện để duy trì nhịp độ thì cứ trung bình khoảng năm cột điện (mỗi cột khoảng 50 mét) thì tụi mình lại dừng nghỉ một đến hai phút.

Gọi là đường cột điện vì theo đường mòn này có các cột điện kéo dây điện lên để cung cấp điện cho trạm gác radar ở trên đỉnh núi, tổng cộng có 145 cột điện, cột điện đầu tiên được bắt đầu từ số 20 đến số 145 (tức là có 125 cột), thế nên trong quá trình leo mọi người cứ căn cứ vào số cột đã được đánh dấu mà xác định vị trí của mình mà có sự phân phối sức cho hợp lý. Theo lẽ thường thời gian để leo đến đỉnh của những người không chuyên leo núi như tụi mình là khoảng 2.5 tiếng đến 3 tiếng, còn những bạn mới leo thì có thể lâu hơn tùy theo sức bền mỗi người.

Đây là lần thứ hai mình với bạn Mo leo núi Chứa Chan, lần đầu vào tháng 9/2019 lần đó thì đi vào mùa nắng nên cỏ cháy, tầm nhìn trên núi cũng nhờ vậy mà thoáng đãng hơn đứng trên đỉnh có thể thu trọn cả đồng bằng Thị xã Xuân Lộc vào tầm mắt. Trong lần leo đó tụi mình cũng leo chung bạn Biên, bạn Yến hai bạn quê gốc ở Hà Tĩnh với chất giọng rất đặc trưng, cũng lâu quá tụi mình chưa đi leo núi (lần gần nhất phải tính từ chuyến leo Tà Năng – Phan Dũng vào tháng 3/2021) nên khi bạn Xù nhắn thì tụi mình chốt đi luôn. Trong nhóm thì mình biết mặt được hai người còn lại là những bạn mới, mọi người cũng chưa kịp giới thiệu gì với nhau sau khi gửi xe nhà Cô Yến (trùng tên bạn Yến trong nhóm) ở dưới chân núi tại đây bán đủ đồ ăn, nước uống để phục vụ cho mọi người leo núi. Cả nhóm bắt đầu phân phát lều, cách nhiệt, nước uống, đồ ăn,…để tranh thủ thời gian leo sớm nhất có thể.

leo núi chứa chan
Trên đỉnh núi Chứa Chan (837m)

Thế là mình với bạn Mo đã đến điểm hạ trại, nhóm đi đầu đã đến trước chọn xong điểm hạ trại và lúc này cũng đã văng xong tấm tăng che mưa, với sự hướng dẫn của bạn Tiến – Tiến có vẻ khá thạo về việc bố trí, sắp xếp lều trại về sau khi giới thiệu trong lúc ngồi ăn thì mình mới biết Tiến làm bên dẫn Tour cắm trại leo núi.

Vài bạn nữ chắc vẫn còn mệt nên ngồi dựa balo được dồn thành một chỗ đặt trên tấm cách nhiệt ở dưới tăng che mưa. Cùng lúc đó thì bạn Biên, anh Thuần, anh Công cũng đã bắt đầu chia lều ra để dựng với sự hỗ trợ của Tiến, bên cạnh dưới hiên tăng che mưa có hai bạn đang cặm cụi nhóm lửa than mà lúc sớm nhóm đã mua mang theo, ngoài trời lúc này vẫn còn mưa…và vẫn còn khoảng năm bạn ở nhóm cuối đang động viên nhau leo lên.

Mình vừa bỏ balo xuống cũng tranh thủ dựng lều cá nhân để cho bạn Mo nghỉ ngơi, cũng như thay đồ để tránh cảm lạnh vì cũng đã ướt hết phần đổ mồ hôi phần ướt mưa. Lều Vaude mình mang theo thuộc dạng chống nước khá tốt nhưng do đi vào mùa mưa nên mình cầm thêm theo tăng chống mưa để phủ thêm một lớp trên lều tránh trường hợp mưa dầm nguyên đêm thì hạn chế khả năng thấm nước vào lều, và bạn Mo cũng không quên dặn mình cầm thêm túi ngủ để giữ ấm, tuy chuẩn bị vậy nhưng về đêm vẫn lạnh run người lý do là mình chủ quan không đem theo tấm cách nhiệt trải phía dưới lều do đó khi mưa thấm thì hơi lạnh từ dưới lên lạnh không chịu nổi. Ở những lều của các bạn khác cũng không tránh khỏi việc thấm dột, có lều còn bị gãy cả xương lều nên thấm ướt hết những bạn nằm trong, tuy rằng đa số các lều đều được trải tấm cách nhiệt nên đỡ thấm lạnh từ dưới vào trong lều, nhưng sáng hỏi ra hầu như ai cũng không ngủ được tròn giấc.

Mọi người tham khảo thêm các sản phẩm lều và dụng cụ cắm trại thì ghé Cửa hàng chính hãng Decathlon nhé

Cả nhóm quây quần cạnh than lửa đang rực sáng giữa màn đêm, ở giữa tấm bạc được bài biện khá nhiều đồ ăn: bánh mì, thịt nướng, hoa quả, rau cải,…bữa ăn khá thịnh soạn chẳng khác nào một bữa “buffet trong nhà hàng ngàn sao hết”. Vừa ăn, cả nhóm bắt đầu chuyện trò cảm nhận của mình về chặn đường vừa trải qua, cũng lần lượt giới thiệu về bản thân mình, nhờ vậy mình biết thêm Chị Cẩm – đồng hương Trà Vinh với mình; Tiến – quê Bến Tre; Khánh – quê Cà Mau; Anh Thuần – quê Quảng Bình; Anh Công – quê Phú Yên; Dung – quê Nghệ An; Hảo – quê Tây Ninh; Mai – quê Bình Thuận; Nhung – quê Thừa Thiên Huế; Trâm – quê Vĩnh Long; Nghi – quê Buôn Hồ, Đắk Lắk; Chị Thê – quê Long An…cứ thế chai rượu Vodka cứ vơi dần theo từng lượt giới thiệu của từng thành viên trong nhóm, và những câu chuyện không đầu không đuôi cứ thế được kể luyên thuyên trong đêm đến khi hết cạn hai chai Vodka và một chai rượu Hàn Quốc.

Xong bữa ăn tối, lúc này cũng đã gần 12 giờ đêm có vài bạn đã thấm mệt nên về lều nghỉ ngơi, Tiến lấy ra một bịch hạt hướng dương và túi trà thập cẩm: bông cúc, kỷ tử, táo đỏ,… đã chuẩn bị từ trước, mình quay về lều cá nhân để lấy bếp gas mini đun nước; hai vợ chồng mình, Tiến và chị Thê vừa cắn hạt hướng dương, uống trà vừa chơi bài quỳ, kế bên có anh Công ngồi cầm chai rượu Táo mèo, cứ thế rót mời từng người sung nhất là Mai, nghe đâu Mai có niềm đam mê bất tận với những loại đồ uống có cồn; bên cạnh than lửa là Nhung, Nghi, Hảo, Trâm vừa nướng thịt vừa trò chuyện. Một hồi sau, bạn Mo mệt nên tụi mình nghỉ trước để về lều nghỉ ngơi chuẩn bị sức cho ngày mai, lúc này đã gần 1h sáng và ngoài trời mưa vẫn rơi rả rích.

Trên một ngọn núi ở độ cao 837m, ngoài trời mưa cứ rơi lộp bộp trên những tán lá cây và trên cả lớp phủ lều, thoáng qua trong đầu mình là những ca từ trong bài hát “Mưa trên những mái tôn” của Đen, một cảm giác vô ưu vô lo dòng suy nghĩ cũng vì thế đang dần được cởi trói nên nó cứ bay bổng và bất chợt dừng lại ở đoạn câu hỏi “Mình nằm ở đây trong túp lều tạm bợ, kế bên là người bạn Tri Kỷ đã cùng mình trải qua biết bao thăng trầm của cuộc đời và sẽ cùng nhau đến suốt cuộc đời, khi được sống một cuộc đời trọn vẹn như mình hằng mong, và thử hỏi khi nằm trên giường ấm chăn êm trong lâu đài nguy nga tráng lệ quay quanh bởi cảm giác cô đơn, bất an thì sự lựa chọn sẽ là gì?”; và dòng suy nghĩ lại dừng lại ở sự chất vấn bản thân: “Điều gì lúc này là quan trọng nhất đối với mình?”. Từng nhịp thở cứ chậm rãi, xen kể theo từng nhịp của bạn Mo đang nằm cạnh bên tạo nên sự hòa quyện tuyệt đối trong một  khoảng không thời gian nhất định, bất chợt mình nhận ra được sự “Hiện diện của bản thân”… Xa xa thoang thoảng vẫn còn vang vọng tiếng chim chóc đi ăn đêm, tiếng ếch nhái, dế, tiếng gió đung đưa lá cây xào xạc thay phiên nhau cất tiếng ca như để khẳng định sự tồn tại của mình trong màn đêm đen tối. 

Review Cắm trại Hồ Dầu Tiếng – Điểm cắm trại gần Sài Gòn cực chill

Cuộc sống là vậy vẫn luôn vận động không ngừng nghỉ theo quy luật riêng của nó có những thứ vẫn cứ luôn tồn tại ở đó, sự vô thức của mình không nhận thấy được sự hiện diện nó, hoặc là dù có nhận diện được nhưng sự vô tâm, nhịp sống vội vã đã kéo bản thân mình rời xa thực tại để khi mọi thứ qua đi mình mới bắt đầu hối tiếc về những điều đã bỏ lỡ và cố gắng níu kéo trong vô vọng những điều dù biết là không thể!

Sau ly cà phê và tô mì nóng hổi mọi người đã xong bữa ăn sáng, cả nhóm bắt đầu thu lều và dọn dẹp vệ sinh do trời vẫn còn mưa nên tụi mình thu gom hết rác đem xuống núi đổ chứ không đốt. Một số bạn trong nhóm đã mặc thêm áo mưa cho đỡ bị ướt, đường xuống núi bị những cây cỏ dày, cao quá đầu xen kẽ nhau che phủ có vài lần mình đã đi nhầm đường vì không thấy lối đi của những bạn đi trước, có những đoạn phải dùng tay gạt cỏ ra, đi khum sát đất mới có thể đi được… ở những đoạn có rừng cây thân gỗ thì đường khá trơn trượt tụi mình vừa đi vừa bám vào cây, bám vào vách đá để hạn chế té ngã (bạn Mo cũng đã trượt chân một lần ở đoạn này may là không sao). Lúc nhổ trại thu lều xuất phát xuống núi là 9 giờ sáng, đến lúc dừng chân nghỉ ngơi ăn trưa Bánh xèo rau rừng quán Đức Trang 333 ven sườn núi lúc này đã là 11 giờ trưa, từ chỗ này xuống đến chân núi chỉ còn khoảng 30 phút nữa, hai bên đường đi là những hàng quán, nhà dân được xây dựng khá lụp xụp tạm bợ bày bán chuối chiên, nước uống, bánh trái,… để phục vụ khách hành hương cúng chùa, trên đoạn này tụi mình thường xuyên bắt gặp những cụ già ngồi hai bên đường để xin tiền từ khách đi đường, đoạn từng đoạn lại bắt gặp những thùng carton đặt giữa đường với hàng chữ “ủng hộ tiền xây đường”, qua những đoạn có nhà dân lâu lâu bắt gặp vài con chó, con mèo nằm sát ven đường cũng chẳng mảnh mai sủa khách lạ mặt. 

leo núi chứa chan
Cây đổ ven đường

Bên phải là vách núi, bên trái là vực sâu lưng chừng núi là những đoạn cáp treo đang phục vụ khách du lịch từng cabin đưa đón lên xuống thăm quan chùa trên núi; phía xa xa là cả vùng đồng bằng Thị xã Xuân Lộc xanh mướt với những cánh đồng trồng lúa hoa màu xen kẽ là những ngôi nhà mái tôn đủ màu sắc trải dài cả một vùng rộng lớn. Cũng chính ở đây vào những ngày cuối của Tháng 4/1975 đã diễn ra trận chiến rất ác liệt giữa Mặt trận DTGP Miền Nam với Việt Nam Cộng Hoà để đập tan tuyến phòng ngự cuối cùng tiến đến Giải phóng Sài Gòn thống nhất đất nước.

Tụi mình ngồi trên xe tải thùng được cải tiến để chở khách về lại chỗ nhà cô Yến nơi tụi mình gửi xe hôm trước. Mình cùng với Tiến ngồi sau cùng, ngồi dựa balo nhìn về phía sau ngược hướng chạy của xe tải, ngọn núi ngày càng dần xa con đường cứ dần tiếp nối theo hướng di chuyển của xe, mình nhắm mặt lại thả lỏng người hết mức có thể để tận hưởng những cơn gió phất phơ tạc ngang vô hướng vào thùng xe một cảm giác thật nhẹ nhõm, hiện lên trong đầu là câu nói của nhà văn Lỗ Tấn “trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi”, một tiếng “đoãng” làm mình choàng tỉnh hóa ra bình giữ nhiệt dắt bên hông balo mình bị rơi kéo mình về với thực tại. Kết thúc một chuyến đi nhưng một hành trình mới của tụi mình chính thức bắt đầu mở ra khi vừa về Sài Gòn được một hôm, thì ngay ngày hôm sau bạn Mo thông báo cho mình một tin vui là nhà có thêm thành viên mới

Chào mừng con đến với thế giới này và cảm ơn sự hiện hữu của con bên cạnh ba mẹ!

Nhật ký leo núi Chứa Chan, 19/11/2022

Một số hình ảnh chuyến leo hồi năm 2019

Trong những ngày đầu của Tháng 5.2020, nằm trong chuyến đi Đà Lạt bằng xe máy sau khi ở trên Đà Lạt vui chơi được gần một tuần thì tụi minh bắt đầu xuất phát về lại Sài Gòn. Lúc này thì đã gần trưa, sau hơn một tiếng đi xe máy thì tụi mình đã đến địa phận Huyện Đức Trọng, Lâm Đồng trong dự định lúc đầu thì tụi mình tính sẽ ghé lại nghỉ ngơi và ăn trưa ở TP. Bảo Lộc như bao lần khác nhưng theo mình tìm hiểu thì ở Đức Trọng có một thác khá nổi tiếng, nơi được vua Bảo Đại gọi là Nam thiên đệ nhất thác (Ngọn thác hùng vĩ nhất trời Nam) đó là Thác Pongour.

Đi du lịch Đà Lạt bằng xe máy cần bao nhiêu tiền?

Thật tình trong suy nghĩ của mình lúc ấy có khá ít thông tin về Thác Pongour vì không có dự định trước nên cũng mình không tìm hiểu nhiều về địa danh này, nhưng theo những ý niệm có sẵn trong đầu về những thác nước mình đã được đi qua như là: Thác Đamb’ri – Bảo Lộc; Thác Dasara – Bảo Lộc; Thác Prenn – Chân đèo Prenn,…thì đa phần là những thác đều giống nhau, vì lẽ đó tâm thế của mình lúc bấy giờ là “Đi cho biết”, nhưng khi được tận mắt nhìn thấy mình thật sự bị choáng ngợp bởi vẽ đẹp hùng vĩ của Thác Pongour, và thật xừng đáng khi Thác Pongour đã được xếp là Thắng cấp Quốc gia (năm 2000).

Ngoài tên gọi được nhiều người biết đến thì Thác Pongour vẫn còn được biết đến với tên gọi là Thác 7 tầng (vì có 7 tầng đá chính). 

Đường đi Thác Pongour

Từ Quốc lộ 20 hướng từ Đà Lạt về Sài Gòn, ngay Ngã 3 Thác Pongour tụi mình rẻ phải vào một con đường nhựa độ hơn 5 mét, càng đi vào sâu càng vắng nhà, hai bên đường là những nương rẩy của người dân trồng một số hoa màu ngắn ngày, nhưng đa phần đất đai ở đây vẫn còn bỏ hoang khá nhiều, trên đường đi tụi mình bắt gặp những đàn trâu, đàn bò của người dân chăn thả khá nhiều đường đi quanh co có một vài chỗ khuất tầm nhìn nên mọi người có chạy xe thì chú ý ở những đoạn này!

Lúc này là trời đã đứng bóng, nắng ngày một thêm gắt nên hai đứa chạy trên xe cảm thấy khá mệt và đói, sau khoảng 15 phút chạy xe máy tụi mình đã nghe được tiếng thác nước đang đổ từ xa xa vọng lại, cảnh cổng Khu du lịch Thác Pongour (Pongour Waterfall) 

 

Đi du lịch Đà Lạt bằng xe khách cần chú ý những điều gì ?

Truyền thuyết Thác Pongour

Thác Pongour là dòng thác gắn liền với truyền thuyết hào hùng của đồng bào dân tộc K’Ho. Truyện kể rằng, ngày xưa vùng đất này do một nữ Tù trưởng người K’Ho cải quản. Nàng tên là K’Nai với nhan sắc vô cùng xinh đẹp. Nàng K’Nai có tài chinh phục thú dữ nên đã tạo điều kiện phục vụ nhu cầu cho con người. Trong đó, có đến 4 con tê giác to lớn khác thường, luôn luôn nghe lời nàng dời non, ngăn suối và khai phá nương rẫy sẵn sàng chiến đấu để chống lại kẻ thù, bảo vệ dân làng luôn được ấm no và hạnh phúc.

Một hôm nọ vào đúng ngày rằm tháng giêng, nàng K’Nai trút hơi thở cuối cùng, bốn con tế giác đã quanh quẩn bên nàng, không rời nửa bước và không ăn uống bất kỳ thứ gì cho đến chết. Không lâu sau, người dân trong lành vô cùng ngạc nhiên khi thấy ở nơi nàng yên nghĩ xuất hiện một ngọn thác đẹp “nao nức” lòng người.

Dân tộc K’Ho nói rằng, chính mái tóc của nàng K’Nai đã hóa thành dòng nước trắng xóa, trong xanh và mát rười rượi. Còn những phiến đá xanh rêu to lớn làm nên dòng thác chính là những chiếc sừng của 4 con tê giác hóa thành. Đó được xem là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và gắn vó vĩnh cửu giữa con người với thiên nhiên bao la hùng vĩ.

“Ngày xưa đẹp lắm nàng K’Nai

Cũng là Trưng Triệu bậc anh tài

Diệt lũ tham tàn, cứu dân khổ

Vì đời lại dựng cõi thiên thai”

Pongour là tên do người Pháp phiên âm từ tiếng bản địa K’Ho: Pon-gou có nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng. Theo một số tài liệu địa chất của người Pháp, vùng đất này có nhiều kaolin (Cao lanh).

“Cao Lanh là một loại đất sét màu trắng, bở, chịu lửa, với thành phần chủ yếu là khoáng vật kaolinit cùng một số khoáng vật khác như illit, montmorillonit, thạch anh…. Trong công nghiệp, cao lanh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như sản xuất đồ gốm sứ, vật liệu chịu lửa, vật liệu mài, sản xuất nhôm, phèn nhôm, đúc, chất độn sơn, cao su, giấy, xi măng trắng, ngoài ra còn dùng trong sản xuất mỹ phẩm”

Giá vé vào cổng Thác Ponguor

Từ năm 1998, Công ty TNHH Du lịch Đất Nam nhận quản lý và đầu tư khai thác tại Pongour, tại thời điểm tụi mình đi thì tất cả các hạng mục phục vụ du lịch cơ bản đã hoàn thiện đưa vào sử dụng.

  • Giá vé vào cổng năm 2020 lúc mình đi là: 20.000 đồng/người. 
  • Phí gửi xe: 5.000 đồng/xe máy
  • Số điện thoại BQL Thác Pongour: 0962096839

Giá vé này là vào cổng thăm quan trong ngày, ngoài ra nếu mọi người có nhu cầu ở lại qua đêm hay cắm trại thì cũng có thể liên hệ Ban quản lí ở đây để nắm thêm thông tin.

Đi thác Pongour mùa nào có nước?

Theo như mình tìm hiểu và hỏi một số nhân viên ở đây thì ở Thác Pongour mùa nào cũng có nước hết, chỉ có đều là nước ít hay nhiều thôi. Vào mùa mưa lượng nước trên thượng nguồn đổ về nhiều thì ở thác cũng vậy, nhưng nếu đi du lịch vào những thời điểm này thì cũng khá nguy hiểm vì đường xuống thác khá dốc nên vào mùa mưa bám rêu sẽ rất trơn. 

Thời điểm tụi mình đi là Tháng 5.2020, theo như bản thân mình thấy đi vào lúc này là phù hợp nhất vì lượng nước không quá nhiều, thời tiết khô ráo, nên đi lên xuống thác an toàn hơn, phần nữa khi đi lại trên các mặt đá dưới lòng sông sẽ ít bị trơn trượt, quan trọng hơn là khi đi vào mùa khô thì mọi người mới có thể tham gia được các hoạt động dã ngoại được: cắm trại, hát hò, nướng BBQ, tắm suối,…

Review Đà Lạt | Tổng hợp A đến Z cho những bạn lần đầu du lịch tự túc!

Thác Pongour có gì chơi?

Lúc tụi mình đến thời điểm này vẫn còn nghỉ lễ Quốc tế lao động nên khách cũng khá đông. Sau khi thăm quan một vòng dưới chân thác, dưới lòng suối,… tụi mình ghé quán ngay bên thác để ăn trưa, nghỉ ngơi.

Rất nhiều người dân đến đây để tắm suối, nhưng khá nhiều người vẫn thích leo lên các tầng thác để chơi, điều này rất nguy hiểm vì trong điều kiện nước chảy liên tục thì các mặt của đá rất trơn, dễ bị trơn trợt dẫn đến chấn thương ngoài ý muốn, mọi người có đến đây thì cần lưu ý điều này.

Khu du lịch chỉ thu phí vào cổng, nên mọi người có thể tự chuẩn bị đồ ăn đem theo mà không bị thu phí thêm (nhớ gom rác đem lên để đúng nơi), ngoài ra theo mình thấy lòng sông có mặt bằng tương đối bằng phẳng rất thích hợp cắm trại qua đêm,…Ngoài ra, mình thấy KDL còn tổ chức một số hoạt động vui chơi khác như: Cầu Treo, Cởi Voi, Đi xe Jeep,…

Thực trạng đáng quan tâm của Thác Pongour

Mặc dù được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp tự nhiên khó nơi nào có được, nhưng hiện tại với sự phát triển ngày càng nhanh của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, về mặt tích cực thì đem lại nguồn thu lớn giúp địa phương phát triển kinh tế, cùng với đó là kéo theo hệ lụy đáng để chúng ta phải suy ngẫm như là:

  • Vứt rác bữa bãi: Vấn đề này không chỉ riêng ở Pongour mà ở hầu hết các điểm du lịch mình đều thấy thực trạng xả rác bừa bãi của khách thăm quan khá nhiều. Còn riêng ở Thác Pongour mặc dù có thu tiền phí vào cổng nhưng công tác vệ sinh vẫn không được quan tâm dọn dẹp đặc biệt là dưới lòng suối, nhưng đáng nói hơn là những gia đình, khách thăm quan khi đến đây sau khi tổ chức ăn uống, vui chơi đều không tự giác dọn dẹp vệ sinh nên làm cho tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn. 
  • Mất đi vẻ đẹp hùng vĩ: Thác Pongour nằng trên dòng chảy của Sông Đa Nhím, nơi trên thượng nguồn có thủy điện Đa Nhím nên dòng chảy có sự tác động đáng kể, đặc biệt vào mùa khô hạn trên hồ thủy điện phải tích trữ nước do đó Thác Pongour “khát” nước là đều có thể xảy ra, việc này ảnh hưởng rất nhiều đến vẽ đẹp hùng vĩ vốn có của thác. Tóm lại, đây là vấn đề lớn và rất khó giải quyết mình chỉ mong sao những cảnh quan tự nhiên của nơi đây có thể được bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững theo thời gian.

Sau khi ăn trưa xong thì tụi mình tiếp tục chuyến hành trình khi thẳng tiến đến TP. Bảo Lộc, để ngủ lại và nghỉ ngơi thêm một đêm để sáng hôm sau đi thăm quan những điểm du lịch nổi tiếng ở đây rồi tranh thủ về lại Sài Gòn.

Cảm ơn mọi đã đọc đến đây chúc mọi người có chuyến đi vui vẻ và an toàn!

Đảo Bình Ba ở đâu?

Đảo Bình Ba trực thuộc khu quân sự liên hợp bán Đảo Cam Ranh vào thế kỷ XX cho đến nay. Nơi đây là khu căn cứ quân sự trọng điểm nên luôn được bộ đội canh giữ 24/7. Tuy nhiên, hoạt động khai thác du lịch vẫn còn giới hạn, nên chỉ có du khách quốc tịch Việt Nam mới được phép lên đảo. Đảo Bình Ba hay còn được ưu ái gọi tên là “Đảo Tôm Hùm”. Bởi nguồn nước ở đây rất phù hợp để nuôi chúng và tôm hùm ở đây cũng là đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam. Bình Ba là hòn đảo khá vắng người, không có nhiều nhà hàng hay khách sạn như trong thành phố mà nơi đây chỉ có nhà nghỉ, homestay được kinh doanh bởi chính người dân địa phương. Mặc dù vậy nhưng bù lại bạn được trải nghiệm cuộc sống của làng biển với giá rất bình dân.

Đảo Bình Ba cùng với “Bình Lập, Bình Hưng và Bình Tiên” thuộc “Tứ Bình Trứ Danh” – top 4 hòn đảo đẹp nhất Khánh Hòa. 

Review lịch trình du lịch tự túc đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi

Nhật ký hàng trình Du lịch tự túc Đảo Bình Ba

Di chuyển từ Sài Gòn

Tụi mình đặt vé nhà xe Gia Phúc tuyến Sài Gòn – Cam Ranh – Sài Gòn với giá vé 160.000 đồng/vé, đúng 20h30 ngày 30.12.2017 tụi mình khởi hành đi Cam Ranh, theo đúng lộ trình thì phải mất 8 tiếng để đến được Cam Ranh.

Nhà xe Gia Phúc ở địa chỉ: 258A, đường Lê Hồng Phong, Q5 ở đây có chỗ giữ xe máy qua đêm nên mọi người cứ qua đây gửi, ngoài ra mọi người cứ đặt xe grab chở qua đây để khỏi mắc công gửi.

Di chuyển ra đảo

Sau khoảng 8 tiếng di chuyển trên xe 5h40 sáng ngày 31.12.2017 tụi mình đã có mặt tại Cam Ranh, bây giờ trời Cam Ranh đang đổ mưa lớn, nên tụi mình tạm nghỉ chân bên quán cà phê gần đây chờ trời sáng hẳn để bắt tàu ra Bình Ba. Trời vẫn đang mưa…

Tụi mình bắt taxi đến cảng Ba Ngòi với giá 50.000 đồng

Giá vé tàu gỗ ra Bình Ba là 30.000 đồng/người/lượt thời gian di chuyển trung bình khoảng 1 tiếng.

Hoặc bạn có thể đi bằng cano, giá vé 100.000 đồng/người/lượt thời gian di chuyển trung bình khoảng 30 phút.

Mọi người không cần phải đặt vé trước cứ tới bến rồi mua vé cũng được, do đảo quân sự nên chỉ cho người Việt Nam đi chơi, mọi người đi nhớ cầm theo Chứng minh nhân dân để bộ đội kiểm tra nha.

Cuộc sống trên Đảo Bình Ba

Bình Ba đón tụi mình bằng những cơn mưa rào, tụi mình ghé ăn sáng bánh canh chả cá với giá 20.000 đồng/tô tại cảng Bình Ba, sẵn tiện làm quen với địa hình và một số người dân nơi đây. Người dân trên đảo khá thân thiện, nhiệt tình luôn sẵn sàng giúp đỡ,…

Ở đây, nếu bạn đi nhóm đông thì có thể thuê xe điện để đi thăm quan đảo với chi phí 250.000 đồng/xe/10 người. Riêng nhóm tụi mình đi có 03 người nên thuê xe máy đi cho gọn, giá thuê 150.000 đồng/xe, mọi người nên mượn áo phao của bên chỗ homestay đem theo luôn, vì khi đi chơi thấy bãi nào đẹp thì cứ xuống tắm luôn.

Đảo Bình Ba có địa hình tương đối bằng phẳng, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, điện thắp sáng 24/24, tuy vẫn còn một số nơi dốc khá cao, và có nhiều chỗ thường hay sạt lở đá rất nguy hiểm vào mùa mưa bão…Nhưng xét cho cùng Bình Ba có thời tiết khá dễ chịu, bình yên, mặc dù hay có những cơn mưa rào bất chợt.

Ngủ nghỉ và đi lại trên đảo Bình Ba

Cả nhóm cùng nghỉ tại Bè cá Hậu Thi với giá 100.000 đồng/người, chị chủ đón tiếp rất nhiệt tình vì muốn trải nghiệm sát với thực tế, cùng những cảm giác mới nên tụi mình chọn ở bè thay vì khách sạn. Trên Đảo Bình Ba có rất nhiều khách sạn nên mọi người không phải sợ không có chỗ ở khi đến nơi đây. Nhưng nếu như muốn chắc chắn thì bạn có thể đặt trước, giá cả giao động từ 200.000 đồng –  400.000 đồng/ phòng.

Trên đảo có rất nhiều dịch vụ xe máy cho thuê, giá trung bình là 150.000 đồng/chiếc. Tụi mình nhờ chị chủ mướn 2 chiếc xe máy để đi thăm quan đảo, từ bè cá Hậu Thi tụi mình đến thăm Khu nhà cũ, Hòn rùa, dạo vài vòng trong làng, tiếp theo là đi bãi Chướng, bãi Nồm, ra cửa Nhỏ,… 

Cả 3 đứa ra tắm ở bãi Nồm, phải công nhận Đảo Bình Ba được thiên nhiên ban tặng những bãi biển tuyệt đẹp, với những bãi cát trắng mịn, trải dài theo những làn nước xanh biếc, có thể kể đến các bãi tắm như: bãi Con rùa, Bãi Nồm, Bãi Chướng… 

Review lịch trình du lịch tự túc Quy Nhơn – Bình Định

Ăn uống trên Đảo Bình Ba

Trong một vài năm trở lại đây Bình Ba được phép khai thác du lịch nên những hoạt động dịch vụ phụ trợ phát triển rất nhanh. Nếu so với trên đất liền thì đây dễ dàng tìm chỗ ăn hơn nhiều vì đảo nhỏ quay qua quay lại chỉ vòng vòng khu đó, trong chợ luôn có đồ ăn từ sáng đến chiều: Bánh canh chả cá, nui, bún bò, hủ tiếu, Hồ lô, Bánh căn, cháo, cơm, đến khô cá, khô mực, mực rim…Mọi người có thể ghé các bè cá phục vụ ăn uống để nhờ chế biến những món hải sản tươi sống.

Thời điểm mình viết bài này thì không biết hiện tại Đảo Bình Ba có mở cửa cho khách du lịch nữa không, vì có một giai đoạn ở đây không cho khai thác du lịch nữa, để cho chắc thì mọi người nên liên hệ trước bên nhà xe hoặc bên tàu Ba Ngòi để nắm thêm thông tin.

Những trải nghiệm về đêm

Một cảm giác yên tĩnh, nhẹ nhàng theo những cơn sóng xô bờ, phía xa chân trời là những ánh đèn nơi phố thị, trên trời là những vì sao lấp lánh sau những án mây, tất cả những thứ ấy cộng lại cũng đủ để chinh phục những người khách khó tính nhất…

Đêm đến tụi mình cùng ngồi lai rai với chú 3, một người đàn ông ngoài sáu mươi, da ngăm đen đặc trưng của người dân vùng biển, thường thì chú 3 chỉ ngủ giữ bè một mình vì con cái chú đã có công ăn việc làm, một số có gia đình riêng hết…

Đêm ở Đảo Bình Ba, nếu không đi câu mực, thì mọi người chỉ có loay hoay dạo chơi ngoài bờ biển, nếu muốn thì ghé quán cà phê chứ bạn cũng chẳng có nhiều sự lựa chọn, còn theo mình thấy đa phần người dân trên đảo thường hay tụ hội với nhau để nhậu nhẹt, ca hát…

Tụi mình ngủ lại một đêm trên Đảo sáng hôm sau về lại đất liền!

Tụi mình rời khỏi Bình Ba bằng cano, vi vu lướt trên những con sóng sau 30 phút thì cập cảng Ba Ngòi, về đất liền kết thúc chuyến hành trình với những trải nghiệm thú vị bên những người bạn và những người dân đảo mới quen,..

Trong khi chờ đợi tới giờ xe chạy về lại Sài Gòn thì tụi mình đi bộ dạo quanh Cam Ranh, theo tụi mình quan sát thì mức sống ở đây cũng khá cao, tuy vẫn còn nhiều chỗ đường xá chưa hoàn thiện vẫn còn đường đất, chưa có đèn đường…Ghé vào quán bún bò bên vỉa hè, sau khi ăn chiều xong cả ba đứa ghé vào siêu thị ngồi chơi, chờ đến giờ lên xe về lại Sài Gòn khép lại chuyến hành trành thật đáng nhớ!

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG CHUYẾN ĐI

Cảm ơn mọi người đã theo dõi, chúc mọi người có chuyến đi vui vẻ và an toàn nếu có điều gì thắc mắc cứ để lại trong phần bình luận mình sẽ hỗ trợ giải đáp thêm.

Chào mọi người, trong bài viết này mình sẽ cố gắng review thật đầy đủ nhất kinh nghiệm du lịch Đắk Lắk của tụi mình khi được đến thăm quan du lịch vùng đất Tây Nguyên tuyệt đẹp này nha. Tụi mình may mắn được đến Đắk Lắk hai lần – Chuyến đi lần đầu là năm 2018 bằng xe máy; chuyến đi mới nhất là là bằng ô tô tự lái vào kỳ lễ Quốc Khánh 02/09/2022. 

Tụi mình xuất phát từ Sài Gòn, qua Quốc lộ 13 (Bình Dương, Bình Phước), Quốc Lộ 14 (Đắk Nông, Đắk Lắk), với khoảng cách gần 350km thời gian di chuyển trung bình là 8 tiếng nhưng do tụi mình xác định là đi du lịch nên cứ thông thả mà đi, nhớ lần đi xe máy mình nhớ là phải mất gần 12 tiếng tụi minh mới đi tới TP. Buôn Mê Thuột do trên đường đi có quá nhiều cảnh đẹp nên cứ thế vừa đi vừa dừng lại chụp hình nên hơi tốn thời gian.

Di chuyển đến Đắk Lắk như thế nào?

Buôn Mê Thuột được xem là Trung Tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, giáo dục,… của vùng Tây Nguyên nên cơ sở hạ tầng để kết nối vùng miền cơ bản đã hoàn thiện. 

  • Đi bằng Máy bay

Ở Sài Gòn thì mọi người chỉ việc ra sân bay Tân Sơn Nhất rồi làm thủ tục, giá dao động trung bình 1,5 triệu đồng/ người/ khứ hồi. Sau khoảng 60 phút thì mọi người sẽ có mặt ở TP. Buôn Mê Thuột. Thông tin về lịch trình bay và giá vé ưu đãi mọi người có thể tham khảo thêm tại trang web: abay.vn; sanvemaybay.vn hoặc atadi.vn  để có nhiều thông tin hơn nha.

  • Đi bằng xe khách

Theo mình tìm hiểu từ Sài Gòn đi Buôn Mê Thuột thì có rất nhiều nhà xe hiện đang khai thác tuyến đường này, mọi người có thể tham khảo một số gợi ý từ trang web này nha: Các hãng xe Buôn Mê Thuột tốt nhất tại Sài Gòn , giá vé xe ngày thường thường dao động từ 300k-400k/người mất khoảng 8 tiếng là tới nơi. Thường theo kinh nghiệm thì mọi người nên đi xe tối để tiết kiệm thời gian, cũng như tranh thủ ngủ trên xe để vừa tới nơi là vào lúc trời sáng.

  • Đi bằng ô tô cá nhân

Nếu xuất phát từ Sài Gòn đi bằng ô tô cá nhân thì mọi người cứ di chuyển theo hướng dẫn của Google Maps đi qua Quốc lộ 13, Quốc lộ 14 sau khoảng hơn 8 tiếng lái xe thì sẽ đến được TP. Buôn Mê Thuột.

Trong chuyến đi ngày lễ Quốc Khánh vừa rồi tụi mình có thuê xe tự lái ở Đường Cộng Hòa, Q. Tân Bình, TP.HCM (web: ) ở đây thủ tục cho thuê nhanh gọn, giá cả rõ ràng mọi người có cần thì liên hệ nhé! Lúc tụi mình đi ngay dịp lễ nên giá cao thuê ngày thường mình nhớ đâu đó khoảng 6 triệu, xe 4 chỗ, cho 5 ngày thuê (chưa bao gồm tiền xăng).

  • Đi tự túc bằng xe máy

Phương tiện thoải mái nhất là xe máy, nhưng đòi hỏi mọi người phải có nhiều kinh nghiệm đi đường dài, cũng như sức khỏe tốt mới có thể đi bằng máy. Ưu điểm có thể thấy rõ nhât khi đi bằng xe máy là tiết kiệm rất nhiều chi phí, bạn chỉ cần bảo dưỡng xe thật kỹ và đổ xăng là đi thôi, thứ hai là thoải mái trên từng cung đường muốn dừng đâu cũng được; nhưng đổi lại thì rất nguy hiểm vì Quốc lộ 14 lượng phương tiện giao thông rất nhiều, đặc biệt là xe khách, xe tải nên tuyệt đối phải rất tập trung khi tham gia giao thông để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Tham khảo bài viết Đi du lịch Đà Lạt bằng xe máy cần bao nhiêu tiền?

Thời tiết ở Đắk Lắk

Theo như trải nghiệm của cá nhân mình trong hai lền đặt chân đến với Đăk Lắk thì cảm nhận về thời tiết ở đây:

Lần đầu vào Tháng 2: Thời điểm này thì thời tiết khá lạnh vào buổi tối và sáng, sương mù dầy, đặc biệt là gó khá to vào ban đêm nên nếu có đi Đắk Lắk vào tháng này thì mọi người cần lưu ý mang theo áo lạnh, khi đi vào ban đêm thì phải cẩn thận vì sương mù rất nhiều, nếu xe không có đèn phá sương (đèn ánh sáng vàng) thì rất khó lái xe.

Lần thứ hai vào Tháng 9: Vào tháng 9 thì thời tiết ở Đắk Lắk tương đối dễ chịu hơn, nhưng trời hay mưa bất chợt vào bất cứ buổi nào trong này nên mọi người lưu ý thường xuyên đem theo áo mưa, do hay mưa nên buổibooked.net sáng và khuya hay có sương mù như cũng không quá dày đặc.

Điểm chung của hai lần mình đi là vào buổi trưa thời tiết ở Đắk Lắk là nắng khá gắt, hanh khô nên nếu đi lúc trưa thì sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Do đó, mọi người nên thường xuyên uống nước để đảm bảo sức khỏe để chuyến đi du lịch của mình trở nên trọn vẹn.

Các điểm checkin dọc đường đi Đắk Lắk

Là địa danh lịch sử ghi dấu chiến công oanh liệt, lòng dũng cảm của quân dân ta trong Cuộc đấu tranh chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc. Chiến thắng Đồng Xoài vẫn được nhân dân truyền tụng qua câu thơ:

“Ai về Sông Bé – Phước Long

Còn nghe vang vọng chiến công Đồng Xoài”

du lịch đắk lắk
Tượng đài chiến thắng Đồng Xoài
  • Hồ Đắk Tik – TP. Gia Nghĩa, Đắk Nông

Nếu đi bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân thì trên Quốc lộ 14 đoạn đi ngang TP. Gia Nghĩa, mọi người ghé đây checkin cũng rất đẹp sẵn nghỉ ngơi, ăn uống rồi tiếp tục đi.

du lịch đắk lắk

  • Hồ Tây Đắk Mil – Đắk Nông

Lại một trạm dừng chân nữa mình muốn giới thiệu cho mọi người, đó là Hồ Tây Đắk Mil, tới được Đắk Mil là mọi người thấy khỏe rồi đó vì từ đây đi đến Buôn Mê Thuột chỉ còn khoảng 60km nữa thôi nên cứ nghỉ ngơi và thông thả mà đi thôi nha. Xung quanh Hồ Tây Đắk Mil có rất nhiều quán ăn, cũng như rất nhiều quán cà phê có view bờ hồ, mọi người chịu khó chạy xe một vòng bờ hồ để khỏi bỏ phí cảnh đẹp nơi này nha.

du lịch tự túc ở đắk lắk
Công viên tượng Cá chép hóa rồng ở Hồ Tây Đắk Mil
  • Thác Dray Nur, Dray Sáp, Thác Gia Long – H. Krông Ana, Đắk Lắk

Tụi mình đến ngay đầu mùa mưa nên lượng nước ở Thác cũng không qua nhiều, vừa qua cây Cầu 14 ( Cầu Sêrêpôk) sẽ thấy bản chỉ dẫn để đi đến cụm Thác Dray-Nur, Dray-Sáp, Thác Gia Long mọi người cứ theo chỉ dẫn chạy vào khoảng 10km là tới, đường đi còn nhiều ổ gà do có nhiều xe tải từ các bãi khai thác đá chạy rất nhiều làm đường xuống cấp mọi người chạy cẩn thận nhé!

du lịch đắk lắk
Cầu 14 (Cầu Sêrêpok)

Sông Sêrêpôk được coi là dòng sông chảy ngược, bởi nó không đổ thẳng ra Biển Đông mà chảy ngược lên thượng nguồn, sang Campuchia, trước khi hợp vào dòng Mekong xuôi về miền Tây Nam bộ Việt Nam rồi mới đổ ra biển. Đây cũng là ranh giới hành chính tự nhiên giữ Đắk Nông và Đắk Lắk.

Theo mình thì mọi người nên ghé đây vào buổi trưa là hợp lý nhất, lịch trình tiện nhất là mọi người ghé thăm quan bên Thác Dray Nur, Dray Sáp xong thì chạy lên Thác Gia Long thăm quan rồi ăn trưa tại đây là hợp lý nhất, món ăn ở đây nấu khá ngon, giá cả cũng không quá cao. Trong cụm Thác này thì Tập đoàn Trung Nguyên đã vào đầu tư cải tạo nên về dịch vụ mọi người có thể yên tâm, tuy là tốn tiền vé vào cổng nhưng đổi lại từ việc vệ sinh cảnh quan đến đa dạng hóa loại hình thăm quan luôn được đầu tư cải tạo.

Rừng ở đây phần lớn là rừng nguyên sinh, nên khi đặt chân đến đây  mọi người sẽ cảm giác như thời gian trôi chậm lại, không có sóng điện  thoại, không có sự ồn ào của xe cộ phố xá, mình cảm giác như hòa vào thiên nhiên mọi lo âu, mệt mỏi tự dưng phút chốt như tan biến hết…Sau khi ăn uống, nghỉ ngơi xong thì mọi người tiếp tục cuộc hành trình khám phá tiếp Đắk Lắk với mình nhé!

  • Cảnh đẹp dọc Quốc lộ 14

Trên Quốc lộ 14 có rất nhiều cảnh đẹp với những hàng cây thông hai bên đường uốn lượn ôm theo những quả đồi trong rất đẹp. Có điều khi dừng lại chụp hình ở bên đường này thì mọi người phải hết sức cẩn thận nha, vì như mình đã nói ở trên lượng xe cộ lưu thông trên Quốc lộ 14 khá đông, do đó nếu có dừng lại mọi người nên chọn những chỗ thoáng tầm nhìn, tránh những góc cua khuất để đảm bảo an toàn.

Du lịch Đắk Lắk có gì chơi?

Trung tâm Thành phố Buôn Mê Thuột

Do cả hai lần tụi mình đi đều ở ké nhà bạn Việt nên trong phạm vi bài viết này mình sẽ không nói về Nơi ở, có cơ hội lần sau đến mình sẽ bổ sung phần này để cho mọi người tham khảo thêm. Trong Trung Tâm Buôn Mê Thuột có khá nhiều địa điểm thăm quan, cũng như giải trí dưới đây là một số điểm mà tụi mình đã đi mọi người tham khảo nhé:

  • Bảo tàng Thế giới Cà phê

Địa chỉ: Đường Nguyễn Đình Chiều, TP. Buôn Mê Thuột

Dạo gần đây Bảo tàng Thế giới Cà phê khá nổi tiếng rồi, cũng là địa điểm đầu tiên bạn nên ghé thăm khi đến với vùng đất Đắk Lắk này nha. Muốn vào thăm quan thì mọi người phải mua vé vào cổng, giá vé người lớn là: 150k/người (Trẻ em và người già trên 60 tuổi được giảm giá nhé), mọi người tham khảo thêm thông tin tại trang web: https://baotangthegioicaphe.com/

Riêng bản thân mình khá ấn tượng với những gì mà Trung Nguyên đã làm được tại đây, có cơ hội lần sau mình sẽ tham dự những show trải nghiệm nền Văn minh Cà phê.

  • Làng cà phê Trung Nguyên

Địa chỉ: Đường Lý Thái Tổ, TP. Buôn Mê Thuột

Mang đậm nét đặt trưng của văn hóa Cà phê Trung Nguyên, ở đây mọi người không chỉ có Thưởng thức cà phê mà còn là nơi để thư giản, do không gian khá là rộng rãi, được phủ mát với nhiều loại cây xanh, vừa uống cà phê vừa nghe tiếng chim chốc hát ca giữ lòng thành phố tấp nập chắc chắn mọi người nên ghé qua để trải nghiệm và cảm nhận!

du lịch tự túc ở đăk lắk
Chuyến đi 2022
  • Bảo Tàng tỉnh Đắk Lắk

Địa chỉ: Đường Y Gông, TP. Buôn Mê Thuột

“Bảo tàng Đắk Lắk không chỉ là cơ sở nghiên cứu khoa học mà còn là trung tâm văn hóa mang tính xã hội rộng lớn. Bảo tàng có các chức năng: Nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, phục chế, trưng bày, trình diễn… để giới thiệu và giáo dục về những giá trị lịch sử – văn hóa dân tộc đến công chúng trong và ngoài nước…”. Mọi người quan tâm thì tìm hiểu thêm thông tin tại trang web của bảo tàng: http://daklakmuseum.vn/

  • Quảng Trường 10/3 – TP. Buôn Mê Thuột

Quảng trường 10/3 là địa điểm thường xuyên tổ chức các cuộc mít tinh, những sự kiện lớn của tỉnh Đăk Lăk. Đồng thời là nơi vui chơi, giải trí cho người dân như các chương trình ca nhạc, lễ hội cà phê, hội chợ triển lãm, bắn pháo hoa, chợ hoa Tết, thả diều…

du lịch tự túc ở đắk lắk
Hình chụp năm 2018

Ngoài những địa điểm mình đã nêu ra ở trên thì mọi người cũng có thể ghé thêm một số nơi như: Ngã 6 Buôn Mê Thuột (Tượng đài Chiến Thắng), Chợ Đêm, Chùa Sắc Tứ Khải Đoan,…

Các điểm du lịch vùng ven ở Đắk Lắk

  • Khu du lịch Buôn Đôn

Nằm cách TP. Buôn Mê Thuột khoảng 50km, Khu du lịch Buôn Đôn khá nổi tiếng ở Đắk Lăk, nhưng thật sự trái với sự trông chờ của mình, ngoài ra cởi voi, xem biểu diễn âm nhạc cụ dân tộc hầu như nơi đây không để lại cho mình quá nhiều ấn tượng, mặc dù đợt tụi mình đi là ngay lễ Quốc Khánh lượng khách du lịch đổ về khá đông ngoài những quầy hàng hóa được bày bán hai bên lối đi thì cũng không có tiết mục gì đặc sắc.

Ngoài nội khu Du lịch Buôn Đôn, thì còn một số khu thăm quan ở gần đó như là: Nhà vua voi Amakong, Nhà sàn cổ,…Trong khu du lịch cũng có bán đồ ăn trưa cho du khách nghỉ ngơi ăn uống, giá cả cũng khá hợp lý nhưng theo cảm nhận của riêng cá nhân mình thì cũng không ngon lắm!

du lịch tự túc đắk lắk
Cỡi Voi ở KDL Buôn Đôn
  • Khu du lịch sinh thái Bản Đôn Thanh Hà (Thác 7 Nhánh)

Sau khi thăm quan xong bên KDL Buôn Đôn tụi mình ghé tham quan tiếp bên Thác 7 nhánh, cũng thuận đường về Buôn Mê Thuột, lúc tụi mình đi thì bên Thác 7 nhánh tạm dừng dịch vụ chèo thuyền, cỡi voi thăm quan 7 nhánh thác (do nước chảy siết) nên chỉ được đứng nhìn từ xa cũng không thăm quan trọn ven khu này. Ngoài Thác 7 nhánh trong KDL này cũng có dịch vụ: cởi voi, nhà hàng phục vụ ăn uống, homestay lưu trú cho khách muốn ở lại trải nghiệm,…

du lịch tự túc ở đắk lắk
Đa số các KDL ở đây đều khai thác dịch vụ khá tương đồng nhau nên mình cũng không hứng thú lắm
  • Cặp Núi Đá voi Cha – Đá voi Mẹ ở Yang Tao

Nắm trên Quốc lộ 27 Núi Đá Voi Yang Tao thực chất là một cặp núi đá nằm không xa nhau, gồm có Đá Voi Mẹ nằm gần với chân của một dãy núi thuộc vườn quốc gia Chư Yang Sin, và Đá Voi Cha thì nằm giữa một cách đồng, cách Đá Voi Mẹ khoảng 5 cây số.

Nếu đi từ Buôn Ma Thuột xuống Hồ Lắk, bạn sẽ gặp Đá Voi Mẹ trước, rồi sau đó là đến Đá Voi Cha. Đây là một trong những địa điểm checkin khá nổi tiếng mà khi đi du lịch đến Đắk Lắk bạn không nên bỏ qua, sự khéo léo của tự nhiên đã thổi hồn cho những tảng đá tưởng như vô tri vô giác trở nên uyển chuyển, uốn lượn hòa quyện vào những cánh đồng lúa của người dân xung quanh tạo nên một khung cảnh rất nên thơ.

Để leo lên tảng đá thì mọi người phải hết  cẩn thận vì tảng đá có độ dốc cao, mùa mưa thì trơn trợt nên khi leo lên tảng đá này thì mọi người hết sức lưu ý nha.

du lịch đắk lắk

  • Hồ Yang Reh

Cũng nằm trên Quốc lộ 27, gần với Cặp núi đá voi Yang Tao, thì có hồ nước Giang Ré, quanh hồ cũng có quán nước mọi người có thể ghé nghỉ ngơi, chụp hình rồi đi tiếp nha.

du lịch tự túc đắk lắk
Hồ Yang Reh (Hình năm 2018)
  • Hồ Lắk 

Hồ Lắk là hồ nước ngọt lớn nhất Đắk Lắk và là hồ lớn thứ hai Việt Nam sau Hồ Ba Bể. Xung quanh hồ là những dãy núi lớn được bao phủ bởi những cánh rừng nguyên sinh của Khu bảo tồn Chư Yang Sin. Buôn Jun, là một buôn làng nổi tiếng của đồng bào dân tộc M’Nông. Với điều kiện tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi nên Hồ Lắk được Vua Bảo Đại chọn làm nơi xây dựng biệt điện riêng để nghỉ chân khi đến săn bắn, nghỉ ngơi.

du lịch tự túc đắk lắk
Hồ Lắk với nhiều dịch vụ phục vụ khách du lịch

Mọi người thăm quan Hồ Lắk có thể thuê voi để đi dạo, dịch vụ cano, cắm trại,…lúc tụi mình đến đây thì trời đã quá trưa nên sau khi thăm quan Dinh Bảo Đại thì cũng rời đi tìm nơi ăn trưa rồi quay về lại Buôn Mê Thuột luôn, chứ cùng không tham gia các hoạt động du lịch ở đây.

du lịch đắk lắk
Cưới voi thăm quan Hồ Lắk

Sau khi thăm quan bên Buôn Đôn, trên đường về Buôn Mê Thuột Bạn Việt có dẫn tụi mình đi ăn Món Bánh ướt thịt nướng 45, địa chỉ: số 45 Trần Nhật Duật, TP.Buôn Mê Thuột, món này rất ngon và nổi tiếng ở đây, mọi người nên ghé ăn thử nha.

Một số điểm du lịch sinh thái gần TP. Buôn Mê Thuột mọi người tham khảo thêm:

Còn một kỷ niệm đáng nhớ nữa trong đợt đi Đắk Lắk ngày 02/09/2022 là lúc Đắk Lắk Tổ chức Lễ Hội Sầu Riêng Krông Pắk – Lần Thứ I năm 2022; chung quy lại đợt đi Đắk Lắk lần này của tụi mình xem như rất trọn vẹn. Tụi mình nhất định sẽ trở lại vùng đất này trong tương lai để có thể khám phá nhiều điều mới mẻ hơn. Cả hai lần mình đi đều ở nhà Bạn Việt, nên cũng không đi ăn uống ở ngoài nhiều tụi mình cũng ưu tiên đi thăm quan những điểm du lịch nổi tiếng ở Đắk Lắk trước do đó chưa có cơ hội để trải nghiệm ẩm thực ở Đắk Lắk, có cơ hội lần sau tụi mình sẽ cập nhật thêm những địa điểm ăn uống cho mọi người tham khảo thêm nha.

du lịch đắk lắk
Lễ hội sầu riêng Krông Pắk lần thứ I – 2022
Tâm sự riêng

Bất ngờ nhất trong chuyến đi này đó là sự có mặt của bạn Xù, nếu như theo dự định lúc đầu là trong đợt lễ này thì vợ chồng mình cùng với Việt sẽ đi Angkor Wat (Campuchia ) chơi, nhưng do mình có công việc đột xuất nên hủy lịch và chuyển sang lên nhà bạn Việt chơi. Đúng lúc bạn Xù có lịch quay ở Đắk Lắk nên anh em mới gặp nhau tại Đắk Lắk, đúng là ý trời!

Trong lúc ở tại nhà bạn Việt tụi mình được dẫn đi: Hái cafe chín, Hái bơ, Đào dế, Uống rượu cần,…Chưa kể là ba bạn Việt còn quay cho con heo tộc của người đồng bào, ngon khỏi cần bàn luôn giờ nhắc lại vẫn còn thèm. Rất biết ơn gia đình!

Bạn Tèo, người anh em mình quen từ hơn 5 năm trước nhưng đến giờ vẫn thân thiết như anh em trong nhà, hôm tụi mình lên cũng hơn 2 năm anh em mới gặp lại. Cuộc sống luôn vận động, hoàn cảnh anh em mỗi người mỗi khác nhưng hi vọng anh em vẫn giữ mãi tình nghĩa này!

Cảm ơn mọi người đã đọc đến đây, chúc mọi người có chuyến đi vui vẻ và an toàn nếu có vấn đề gì chưa rõ mọi người vui lòng để lại trong phần bình luận mình sẽ giải đáp thêm!

Hướng Dẫn

Cảnh sắc Đồi Thiên Phúc Đức
"Đi bụi" Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc
Viết lách có ra tiền ?
Du lịch Phan Thiết - Bình Thuận và Những địa điểm không nên qua!
Hồi ký chống dịch Covid 2021
GIẢI BÓNG ĐÁ LTP - XUÂN QUÝ MÃO 2023

Khuyến Nghị

Cảnh sắc Đồi Thiên Phúc Đức
"Đi bụi" Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc
Viết lách có ra tiền ?

Đăng ký nhận những nội dung mới nhất từ BetterGrowth.

Tham gia cùng 4.000 người nhận bản tin của chúng tôi qua email.